TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Trang 261

TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH

SỬ TRUNG QUỐC

Khuyết Danh

www.dtv-ebook.com

Bát Vương Chi Loạn

Tấn Võ Đế cho rằng, sở dĩ triều nhà Ngụy bị diệt vong là vì không

giao quyền lực cho con em hoàng tộc, khiến vương thất bị cô lập. Nên nhà
vua đã phong cho các con em cùng họ làm vương, cho phép các vương đều
có quân đội và tự thống lĩnh, trấn thủ các nơi hiểm yếu. Ông cho rằng làm
như vậy thì các vương sẽ ủng hộ vương thất, ách thống trị của dòng họ Tư
Mã sẽ được củng cố vững vàng. Nhưng ngờ đâu kết quả thì ngược lại, đã
để lại cho hậu thế tai họa gây rối, chém giết và tranh đoạt quyền lợi lẫn
nhau.

Năm 290 công nguyên, Tấn Võ Đế lâm bệnh nặng, vì thái tử là người

khiếm trí, tuy đã ngoài 30 tuổi nhưng vẫn khiến nhà vua không được yên
tâm, mới lập di chiếu cho phép cha của hoàng hậu là Dương Tuấn và chú là
Nhữ Nam Vương-Tư Mã Lương cùng gánh vác việc triều chính. Nhưng
Dương Tuấn có tham vọng càng lớn hơn, đã thông đồng với hoàng hậu viết
một bản di chiếu giả, chỉ định riêng mình nắm toàn bộ việc triều chính. Sau
khi Tấn Võ Đế qua đời, thái tử Tư Mã Trung lên nối ngôi, tức Tấn Huệ Đế.
Nhà vua không để tâm vào việc trị nước, nên mọi quyền hành vẫn nằm
trong tay Dương Tuấn. Các chư hầu không phục, đều đang chờ đợi thời cơ
để nhúng tay vào. Hoàng hậu Giả Nam Phượng là một người cay nghiệt và
hiểm độc, bà không nỡ lòng để quyền bính nhà nước rơi vào tay Vương
Tuấn, đã ngấm ngầm câu kết với Nhữ Nam Vương-Tư Mã Lượng và Sở
Vương-Tư Mã Vĩ tuyên bố Dương Tuấn mưu làm phản rồi giết chết, đưa
Tư Mã Vĩ lên nắm việc triều chính, Tư Mã Lượng thấy vậy sinh ra mâu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.