TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Trang 276

TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH

SỬ TRUNG QUỐC

Khuyết Danh

www.dtv-ebook.com

Cúc Cung Tận Tụy, Tử Nhi Hậu Kỷ

Gia Cát Lượng sau khi bình định xong Nam Trung, trải qua hai năm

trù bị, đến mùa đông năm 227 công nguyên lại kéo quân ra Hán Trung, bắt
đầu thực thi kế hoạch bắc phạt Trung Nguyên của mình.

Trước khi rời Thành Đô, Gia Cát Lượng đã trình một bản tấu chương

lên Hậu Chủ, mong Hậu Chủ chớ có lẫn cẫn, nên đối xử tốt với các hiền
thần, xa lánh kẻ tiểu nhân và thưởng phạt phải nghiêm minh. Bản tấu
chương này chính là "Tiền xuất sư biểu" nổi tiếng trong lịch sử.

Ba năm sau, Gia Cát Lượng cử Triệu Vân và Đặng Chi chiếm Tà Cốc,

rồi tiến đánh Mi Thành. Quân Ngụy được tin bèn điều quân đến đây cố thủ.
Gia Cát Lượng đã nhân cơ hội này tự mình dẫn đại quân từ hướng tây đánh
vào Kỳ Sơn. Quân Ngụy giữ ở đây chống đỡ không nổi đều phải bỏ chạy,
khiến ba quận Thiên Thủy, An Định và Nam An ở phía bắc Kỳ Sơn đều xin
đầu hàng. Bấy giờ Tào Phi đã chết, con là Tào Tuấn lên nối ngôi bèn tức
tốc cử đại tướng Trương Cáp dẫn 50 nghìn quân ra Kỳ Sơn chặn đánh,
đồng thời ngự giá thân chinh đến Tràng An đốc chiến.

Gia Cát Lượng chiếm được Kỳ Sơn, đang gấp rút chuẩn bị tiến quân

vào Tràng An, nhận thấy phía tây Tần Lĩnh có một địa điểm chiến lược gọi
là Nhai Đình, nơi này tuy không rộng lắm, nhưng là đường yết hầu ra vào
Hán Trung, là mảnh đất giành giật của nhà binh, bèn cử tham quân Mã Tốc
và đại tướng Vương Bình ra trấn giữ. Nhưng vì Mã Tốc không tuân theo
cách bố trí của Gia Cát Lượng và bất chấp lời khuyên của Vương Bình, nên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.