Sau khi biến pháp, nước Tần ngày càng trở nên giàu mạnh. Năm 350
trước công nguyên, Thương Ương lại thi hành cải cách lần thứ hai, chia cả
nước thành 30 huyện và cử huyện lệnh, huyện thừa ra quản lý, rời đô từ
Ung đến Hàm Dương để tiện cho việc phát triển vào Trung Nguyên, nhưng
cuộc cải cách này đã bị tầng lớp cựu quý tộc phản đối, họ ngấm ngầm câu
kết với hai sư phụ của công tử là Công Tử Kính và Công Tôn Giả, cùng
bày mưu khiến công tử phạm pháp, Thương Ương biết vậy nhưng không hề
dao động, ông không tiện trừng trị thái tử, nhưng được sự ủng hộ của Tần
Hiếu Công, bèn chiếu theo luật mới cắt mũi của Công Tử Kính và thích chữ
lên mặt Công Tôn Giả, nên từ đó không ai dám phản đối luật mới nữa,
nhưng sự việc này cũng đã để lại cho Thương Ương một mối họa ngầm.
Luật mới thi hành được mười năm, nước Tần càng thêm giàu mạnh.
Trong ngày sinh nhật của Tần Hiếu Công, Chu thiên tử đã cử người đem lễ
vật đến tặng và phong Tần Hiếu Công làm "Phương Bá", các nước chư hầu
Trung Nguyên tới tấp đến chúc mừng. Mấy năm sau, Tần Hiếu Công bị
bệnh qua đời, thái tử lên nối ngôi, tức Tần Huệ Văn Vương, nhà vua liền
nghĩ tới việc trả thù cho hai sư phụ của mình, liền ra lệnh truy bắt Thương
Ương, Thương Ương trên đường chạy trốn, dân chúng bị sợ liên lụy nên
không ai dám chứa chấp, Thương Ương bị bắt rồi bị năm ngựa xé xác.
Thương Ương tuy chết vì hiến pháp, nhưng hiến pháp của ông vẫn
được tiếp tục thi hành tại nước
Tần, khiến nước Tần từ đó đi lên phồn vinh cường thịnh, đặt cơ sở
vững chắc cho việc thống nhất
Trung Nguyên sau này.