Truyền kỳ mạn lục
NGUYỄN DỮ
NGUYỄN DỮ
Truyền kỳ mạn lục
Chương 18
Chuyện Lệ Nương
(Nguyên văn: Lệ Nương truyện)
Nguyễn Thị Diễm là người một họ lớn ở huyện Đông Sơn (1) em họ ngoại của Trần Khát Chân;
cùng người đàn bà họ Lý quê ở huyện Cẩm Giàng, (2) cùng mở ngôi hàng bán phấn đối cửa nhau tại
bên ngoài thành Tây Đô (3). Xóm giềng gần gặn, tình nghĩa ngày một thân nhưng cả hai đều chưa
con cái. Một hôm, đến động Hồ Công (4) làm lễ cầu tự. Lý thị bảo với Nguyễn thị rằng:
- Chúng ta ở trong phố vẫn quen thân nhau, việc đi lễ cầu tự hôm nay lại không hẹn mà cùng giống
nhau. Nếu mà hương lửa có duyên, sau này ta sẽ cho các con sánh nên đôi lứa. Bình dân ta lại làm
bạn với bình dân, chẳng cần phải kén chọn con ông cháu cha gì cả; (5) nói có Sơn thần chứng giám,
tôi quyết không sai lời.
Rồi đó, Nguyễn Thị quả sinh con gái đặt tên là Lệ Nương, Lý thị quả sinh con trai đặt tên là Phật
Sinh. Hai trẻ đến khi trưởng thành đều ham nghề nghiên bút. Vì cớ hai bên cha mẹ thân mật, nên họ
cùng đi lại với nhau suồng sã, thường cùng nhau xướng họa thơ từ. Tuy kỳ cưới xin chưa định,
nhưng hai tình gắn bó, đã chẳng khác chi vợ chồng vậy.
Niên hiệu Kiến Tân(6) năm Kỷ Mão (1399) đời Trần, xảy ra cái vạ Trần Khát Chân(7), Lệ Nương bị
bắt vào trong cung, Phật Sinh rất là thất vọng. Gặp đêm trừ tịch gần hết canh năm, Sinh còn đương
nằm ngủ, chợt nghe có tiếng ấm ới. Sinh vùng dậy đẩy cửa ra xem, thấy có hơn trăm chiếc kiệu hoa
rậm rịch đi qua, và có một bức thư bằng lụa cài vào ngưỡng cửa, trong thư chính là bút tích của Lệ
Nương đã viết. Thư rằng:
Thiếp văn, thiên hữu âm dương, thiên đạo dĩ chi nhi bị,
Nhân hữu phu phụ, nhân đạo dĩ chi nhi thành.
Ta ngã hà tu?
Dữ quân bất ngẫu.
Tích thời tâm sự, cửu dĩ tương quan,
Kim nhật ty ly, phiên thành vĩnh cảm.
Cánh lạc lâu tiền chi ảnh,
Trường giam viện lý chi xuân.
Mỗi phạ kính vũ ly loan,