TRUYỀN KỲ MẠN LỤC - Trang 22

Truyền kỳ mạn lục

NGUYỄN DỮ

(7) Bến Diễn: có lẽ là một bến sông thuộc Nghệ An.

(8) Vương Xán: tên tự là Trọng Tuyên, người thời Tam quốc, chạy loạn Đổng Trác, nương náu tại

nhà Lưu Biển chốn Kinh Châu; Xán thường lên lầu làm bài phú để tỏ nỗi nhớ nhà.

(9) Đỗ Phủ (712-770): hiệu là Thiếu Lăng, là một nhà thơ lớn đời Đường, có Đỗ Lăng tập.

(10) Từ câu này đến cuối bài thơ dịch giả tóm tắt, cốt giữ ý và thần câu thơ, không dịch sát nguyên

văn. Vì thấy tứ thơ vẫn được giữ đầy đủ nên chúng tôi không hiệu chỉnh.

(11) Đỉnh giáp: Tức Vu Giáp, theo bài Cao đường phú của Tống Ngọc, giữa đầm Vân Mộng có quán

Cao Đường. Tại đây Sở Hoài Vương ngủ ngày chiêm bao thấy thần nữ đến hầu chăn gối. Hỏi thì

nàng nói là thần nữ núi Vu Sơn, sớm làm mây tối làm mưa ở chốn Dương Đài. Sau trong văn học,

Vu Sơn, Vu Giáp, Cao Đường thường dùng làm điển để biểu đạt chuyện chăn gối ái ân trai gái.

Nguồn đào: Theo Đào hoa nguyên ký của Đào Tiền thì có người đánh cá ở Vũ Lăng theo suối lạc

vào rừng đào. ở đấy chàng gặp một thôn xóm thanh bình, hỏi thì được biết họ là những người lánh

nạn nhà Tần vào trú ngụ. Nguồn đào đây chỉ xóm tiên.

(12) Đỗ Mục: xem chú thích (23), Câu chuyện ở đền Hạng Vương. Lưu Thần: Lưu Thần và Nguyễn

Triệu người đời Hán, khoảng đầu công nguyên vào núi hái thuốc, lạc đến động tiên, được kết duyên

cùng tiên nữ. Được nửa năm, hai người nhớ nhà đòi về. Nhưng đến nhà thì không còn ai quen biết,

đã qua bảy đời từ khi hai chàng ra đi. Hai chàng buồn rầu muốn trở lại cõi tiên nhưng không tìm thấy

lối cũ đâu nữa.

(13) Bài này lược phần phiên âm.

(14) Quy Hóa: nguyên chú "thuộc xứ Hưng Hóa", nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

(15) Đền Trưng Vương: nguyên chú "tại xã Hát Giang, huyện Phú Lộc", nay thuộc tỉnh Hà Tây.

(16) Bính tuất: Năm này ở đây là 1406.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.