Truyền kỳ mạn lục
NGUYỄN DỮ
(*) Nguyên văn: Mộc miên thụ truyện.
1. Chợ Nam Xang: chợ ở huyện Nam Xang tức huyện Lý Nhân, nay thuộc tỉnh Hà Nam.
2. Măng ngọc: ngón tay.
3. é ngọc: chiếc thoa cài đầu chạm hình con chim én.
4. Lưng thắt ve vàng: lưng mỹ nhân thon, chẽn lại như lưng con ve.
5. Đường: hoa hải đường, thường ví với vẻ đẹp của thiếu nữ.
6. Dị An: Lý Thanh Chiếu, vợ của Triệu Minh Thành, Lý Cách Phi, người đất Tế Nam, có tài văn
thơ, đặc biệt là thể từ, được coi là một đại thi gia đời Tống. Dị An cư sĩ là tên hiệu, bà có tập Thấu
ngọc từ còn truyền ở đời.
7. Ban Cơ: tên là Chiêu, em gái Ban Siêu đời Hán, có tài học, triều vua Hòa đế được triệu vào cung
để dạy học; các hoàng hậu, quý nhân đều phải thờ làm thầy. Có làm ra 7 thiên Nữ giới và làm tiếp
sách Hán thư.
Sái nữ : là nàng Sái Diệm, con gái Sái Ung đời Hán, có văn tài và hiểu âm luật, làm ra 18 khúc hát
Hồ già.
8. Hàn Dũ là một văn hào làm quan đời Đường được phong là Xương Lê bá. Hàn có hai người nàng
hầu là Giáng Đào và Liễu Chi. Khi Hàn đi vắng, Liễu Chi bỏ trốn, người nhà đuổi theo bắt về được.
Sau Hàn về, chỉ yêu dấu Giáng Đào và ruồng bỏ Liễu Chi.
9. Hồng Phất: phất trần đỏ, tên thật là ứng Trần hầu thiếp của Dương Tố đời Đường. Nàng có nhan
sắc và hay chữ; khi đứng hầu thường cầm phất trần đỏ nên thành tên. Một lần Lý Tĩnh vào thăm
Dương Tố, Hồng Phất đưa mắt nhìn quyến luyến. Đêm đó nàng mặc áo tía, đội mũ trốn đến nhà Lý
Tĩnh gõ cửa. Tĩnh mời vào nàng cởi bỏ áo mũ nói: "Thiếp là người cầm phất trần đỏ ở nhà họ Dương
đây mà, xin đem thân cát đằng nương bóng tùng quân". Rồi hai người đưa nhau lên Thái Nguyên kết
làm vợ chồng