TRUYỀN KỲ MẠN LỤC - Trang 34

Truyền kỳ mạn lục

NGUYỄN DỮ

Đến việc như của Thiên Tích, có lẽ chỉ là cái vết của hòn ngọc bạch khuê. Nhưng giá mài bỏ được đi

thì càng tốt lắm. Ta mong những người làm quan nên biết cố gắng và nên biết soi gương.

Chú thích

Nguyên văn: Trà đồng giáng đản lục.

(1) Thường Tín: nay là huyện, thuộc tỉnh Hà Tây.

(2) Huệ Tông (?-1226): tức Lý Hạo Sảm, vua thứ tám nhà Lý, ở ngôi: 1211 - 1224, niên hiệu Kiến

Gia.

(3) Trấn Tuyên Quang gồm tỉnh lỵ và một số huyện của tỉnh Hà Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái ngày

nay.

(4) Kỷ: một kỷ là 12 năm.

(5) Phong Đô: một tòa coi việc hình ngục ở địa phủ.

(6) Lư Đồng, Lục Vũ: hai người nghiện trà của Trung Quốc thời xưa, đều từng viết về trà. Lư Đồng

hiệu Ngọc Xuyên Tử mỗi lần uống đều uống bảy chén, có bài ca nói về bảy chén trà; Lục Vũ tự

Hồng Tiệm, có tác phẩm Trà kinh gồm 3 thiên (theo nguyên chú).

(7) Huyện Tiên Du: xứ Kinh Bắc nay thuộc tỉnh Bắc Ninh.

(8) Đông sàng: con rể. Vào đời Tấn quan Ngự sử đại phu Hy Giám sai môn sinh đến nhà Vương Đạo

kén chồng cho con gái. Học trò Vương Đạo thấy sứ giả của quan Ngự sử đến đều có ý tự khoe, riêng

Vương Hi Chi cứ phanh bụng nằm ở giường phía đông như không biết có chuyện gì. Hồ Giám khen

là rể tốt, bèn gả con gái cho.

(9) Lá thắm chỉ hồng: nói chuyện vợ chồng.Theo Thái bình quảng ký, cung nhân Hàn Thị đề thơ lên

chiếc lá đỏ thả trên dòng ngự câu. Vụ Hựu nhặt được lại đề thơ lên một chiếc lá khác thả xuống dòng

ngự. Chiếc lá này cũng đến tay Hàn Thị. Sau vua thả 3.000 cung nữ, Vụ Hựu lấy được Hàn Thị. Đêm

tân hôn họ đưa lá ra xem và gọi lá đỏ là bà mối. Chỉ hồng: Vi Cố người đời Đường, nhân qua chơi

Tống Thành, gặp một ông lão đang ngồi dưới trăng kiểm sổ sách. Cố hỏi trong túi có gì, ông nói:

"Có một cuộn chỉ hồng để buộc chân những người có duyên nợ vợ chồng với nhau. Chỉ đã buộc rồi

thì dù có xa xôi, thù ghét nhau vẫn không thay đổi được". Ông lại nói trước việc hôn nhân của Cố,

sau quả đúng.

(10) Ô Tôn: một cửa bể ở vùng châu Bố Chính, khoảng Hà Tĩnh, Quảng Bình ngày nay.

(11) Chuông giữ gác: Dương Hỗ đời Tấn làm Đô đốc Kinh Châu, trong gác đặt quả chuông rung để

phòng ngừa sự cấp bách.

(12) Tửu lại: viên chức trông coi việc hầu rượu; Tinh tào: dinh tòa các vì sao.

(13) ỷ phục: lấy ý một câu trong sách Lão Tử: "Họa hề phúc chi sở ỷ, phúc hề họa chi sở phục" (Họa

là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn nấp của họa).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.