Truyền kỳ mạn lục
NGUYỄN DỮ
dạy nàng thổi tiêu, chim phượng hoàng nghe tiếng bay đến. Sau vợ chồng cùng cưỡi phượng mà bay
lên trời.
(19) Chàng Văn Tiêu gặp nàng tiên Thái Loan ở núi Tây tại đất Chung Lăng, hai người lấy nhau.
(20) Ngọc nữ Đỗ Lan Hương lấy Trương Thạc. Sau nàng về trời, Trương Thạc rất thương nhớ.
(21) Phong Trắc đọc sách ở trong núi sâu, bà tiên Thượng Nguyên phu nhân đêm đến ve vãn (xuất ở
sách Thiên hạ dị kỷ).
(22) Chuyện Ngưu Tăng Nhu. Xem chú thích 5 Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây.
(23) Lý Quần Ngọc qua miếu Nhị phi ở Sầm Dương có đề một bài thơ câu đầu là: "Hoàng Lăng
miếu tiền xuân dĩ không" chợt có hai người con gái hiện lên tự xưng là hai nàng Nga Hoàng, Nữ Anh
hẹn sau hai năm sẽ cùng Lý gặp gỡ.
(24) Tần nữ: xem chú thích 18 cùng truyện.
(25) Mân, Quế: nguyên chú: Mân thuộc vùng đất Bách Việt giáp với Ngao Sơn biển Đông; Quế là
Quế Châu, Quảng Tây. Ngày nay Mân là tỉnh Phúc Kiến.
(26) Phương trượng: tăng phòng. Nguyên do là Vương Huyền Sách đời Đường sang sứ Tây vực, vào
chỗ ở của nhà sư Duy Ma, thấy căn buồng của sư vuông vắn, mỗi bề mười hốt, bèn gọi là phương
trượng.
(27) Nhược thủy: theo Sơn hải kinh, là một dòng sông ở vùng cực tây của Trung Quốc, sức nước rất
yếu, dù một hạt cải cũng không thể nổi trên mặt nước: tương truyền là nơi tiên ở.
(28) Đà: tên một giống cá có chân, dài vài trượng, da bền có thể bưng trống được; tiếng kêu rất
vang, mỗi lần kêu rất đúng với một trống canh.
(29) Bài thơ này lấy ý từ câu chuyện Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai. Đời Hán, Lưu Thần, Nguyễn
Triệu vào núi hái thuốc. Hai chàng đi mãi lạc vào Thiên Thai, gặp tiên nữ, lấy làm vợ. Được một
thời gian, nhớ nhà đòi về, tiên nữ tiễn đưa đến cửa động. Lưu Nguyễn về đến nhà thì đã qua bảy đời,
bạn bè họ hàng không còn ai, hai người muốn trở lại nơi cũ nhưng không tìm được lối xưa nữa. Nhà
thơ Tào Đường (đời Đường) có năm bài thơ "kể" chuyện này rất được nhiều người ưa thích.
(30) Năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh: Diên Ninh là niên hiệu của Lê Nhân Tông từ 1454 đến 1459;
năm thứ 5 là: 1458.