làm mãi không hết. Lại nữa, râu cha tôi thuộc loại mọc nhanh, y hệt rau phỉ
sau khi bị cắt đi. Vì vậy cha tôi không thể không cứ cách hai, ba ngày lại
phải dùng dao kéo tự cắt. Ông không phải loại người lôi thôi luộm thuộm.
Ngược lại, trước mặt học sinh ông luôn giữ hình tượng nghiêm túc, gọn
gàng, sạch sẽ, nên cạo râu có thể nói là việc vô cùng quan trọng trong thời
gian còn lại ít ỏi của ông.
Lưỡi dao cạo lướt đi lướt lại quanh cằm và mép cha tôi, để lại một vệt
xanh đen. Cạo xong râu, cha tôi là một đấng nam nhi tướng mạo đường
đường dù gương mặt trắng xanh và như hơi gầy đi. Hơn hai chục năm về
đây, cha tôi ít có dịp cạo râu cẩn thận. Bây giờ ông tha hồ nằm dài ra,
hưởng thụ cảm giác thích thú với con dao cạo lướt nhẹ mà mỗi người đàn
ông đáng được thụ hưởng...
Cửu Gia tháo khăn choàng, tôi cài khuy áo trên bộ Trung Sơn còn mới
của cha, sau đó đi ra, vén tấm sa đen ngoài cửa bằng bàn tay học sinh trắng
trẻo và nói: “Chúng ta có thể đi rồi”.
A Xuyên bàn luận: Dù xem xét từ kết cấu hay nội dung, tác phẩm
đều làm thỏa mãn thẩm mĩ người đọc.
Đây là một cuộc đời bình thường, một thầy giáo sống lặng lẽ với đồng
lương ít ỏi, ngay cả thời gian cạo râu sửa mặt cũng thiếu, đã từ chối sự
huyên náo và xa hoa của thế tục, từng trải mà không để lại dấu vết, chỉ biết
cống hiến mà không một chút đòi hỏi, không giả vờ giản dị, không lên mặt
đạm bạc, cũng không thất vọng khi chỉ còn lại mình với hai bàn tay...
Hình tượng người cha rất chân thực, giản dị đến mức khiến người ta
khó quên, khiến người ta cảm động, khiến người ta nghĩ đến sự cao đẹp,
khiến người ta vui sướng, và cũng khiến người ta buồn...