trận đánh ở biên giới từ giữa đến cuối năm 1967 Khe Sanh, Lộc Ninh, Cồn
Tiên và Dak To, nhất là mặt trận Khe Sanh, để dụ quân Mỹ và quân lực
VNCH rút bớt quân phòng thủ các đô thị đông dân ra các vùng gần biên
giới và khu giới tuyến quân sự.
Ngày 20 tháng Giêng năm 1968, tướng Giáp đem các sư đoàn 325C, 304
vào mặt trận Khe Sanh, tăng quân số BV nơi này lên từ 20,000 đến 30,000
quân. Không lực Hoa Kỳ đã dội bom vào các vị trí đóng quân của CSBV
trên 5000 lần với hơn 100,000 tấn bom dội xuống trong khoảng chưa đầy 5
dặm vuông. Khe Sanh là một điểm chiến lược trên đường giao thông giữa
Bắc vào Nam, ở cách Quảng trị 30 dặm về phía tây và cách vĩ tuyến 17
khoảng 20 dặm. Cộng sản đánh lừa Hoa Kỳ bằng cách biến Khe Sanh thành
một Điện Biên Phủ thứ hai nhưng mục tiêu quân sự của họ là ở các thị xã,
thành phố.
Lợi dụng sự giải tán cơ cấu ấp chiến lược, và nhất là lực lượng an ninh của
VNCH lơ là trong các ngày nghỉ Tết cũng như sự đồng bào tấp nập lo
chuẩn bị mừng Tết, cộng quân đã bí mật chuyển vũ khí vào các thị xã dưới
các xe vận tải chở rau quả, các xe chở quan tài đám tang để đánh lừa các
trạm kiểm soát quân sự, cảnh sát.
Ngoài ra CS còn lợi dụng một hình thức khác để xâm nhập thành phố đó là
tình cảm gia đình giữa người cán bộ tập kết Cộng Sản và gia đình. Trong
sách Tet!, Don Oberdorfer nêu ra một trong nhiều trường hợp như thế là
của một cán bộ CS tên là Sơn Lâm vốn là dân thành phố Huế tham gia
kháng chiến chống Pháp thời Việt Minh năm 1948, bị đuổi ra khỏi ngành
tình báo Cộng Sản năm 1952 vì cha mẹ là thành phần áp bức nhân dân, tập
kết ra Bắc sau hiệp định Genève và xâm nhập trở lại miền Nam năm 1962
cầm đầu một nhóm 9 người cũng dân gốc Huế làm việc cho đảng CS. Mặc
dù người chị của anh này có chồng là một cảnh sát viên của chính quyền
quốc gia, anh Lâm này đã sống yên ổn trong nhà bà chị hướng đông thành
phố Huế. [45]
Ngoài ra VC cũng lợi dụng Phật Giáo như trường hợp Thượng Tọa Thích
Đôn Hậu ở chùa Thiên Mụ Huế để làm bung xung cho các hoạt động chính
trị của chúng trong cuộc TCK-TKN.