TỪ ẤP CHIẾN LƯỢC ĐẾN BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN, NHỮNG HỆ LUỴ LỊCH SỬ TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM - Trang 29

Gần đây hơn, trong bài viết năm 2002 về vai trò của những người gốc miền
Nam trong cuộc chiến mang tựa đề "Why the South Won the American War
in Vietnam," Robert Brigham ghi nhận tướng Giáp "từ lâu đã chỉ trích tư
tưởng quân sự của tướng Thanh, và ông công khai bày tỏ nghi ngờ về hiệu
quả của chiến lược tấn công của tướng Thanh... Ông Võ Nguyên Giáp ngày
càng trở nên thận trọng và thực tiễn trong cuộc chiến chống Mỹ. Một số
người nói điều này rốt cuộc khiến ông đánh mất uy quyền chính trị."
Ông Lê Duẩn hiểu rằng việc giảm uy thế của tướng Giáp có thể tạo ra chỉ
trích và chống đối. Vì thế, nói như lời của chuyên gia Pierre Asselin, "bằng
cách đề bạt và tạo điều kiện cho sự nghiệp của tướng Nguyễn Chí Thanh,
ông Lê Duẩn thành công trong việc tạo nên một thần tượng mới trong quân
đội."[ 40]
Sau đây là các lý do quân sự và chính trị có liên quan đến cuộc TCK-TKN,
theo sự nghiên cứu của Lê Xuân Khoa, tác giả cuốn Việt Nam 1945-1995,
Chiến tranh Tị Nạn Bài học Lịch sử
: "Từ 1965 đến cuối 1967, Quân đội
Giải phóng miền Nam (QĐGPMN) gồm cả bộ đội chủ lực từ miền Bắc đã
không thể đương đầu với hỏa lực và tính di động của quân đội Mỹ và có
nguy cơ thất bại nếu kéo dài tình trạng cầm cự bằng chiến tranh tiêu hao.
Vì vậy, Bộ Chính trị ở Hà Nội thấy cần phải sớm chấm dứt cuộc chiến bằng
một trận đánh quyết định như trận Điện Biên Phủ năm 1954. Theo cựu Đại
Tá Bùi Tín, "đến cuối năm 1967, quân đội Sài-gòn và quân Mỹ hoạt động
mạnh, mở nhiều chiến dịch tiến công, quân Bắc Việt thường ở thế đối phó,
giữ lực lượng, rút ra xa và mất nhiều khu vực đông dân. Vì thế, năm 1968
họ cần một đợt hoạt động mạnh để giành lại thế chủ động, cải tiến thế trận."
(Bùi Tín, Mây Mù Thế Kỷ, California, Đa Nguyên, 1998, tr. 101).
Giáo sư Lê Xuân Khoa cũng dẫn sách lịch sử miền Bắc cho biết: "Trung
ương Đảng ta, tại Hội nghị Bộ Chính trị (tháng 12-1967) và Hội nghị toàn
thể ban Chấp hành lần thứ 14 (tháng 1-1968), thông báo quyết định lịch sử:
"Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kì mới - thời
kì giành thắng lợi quyết định." Nghị quyết của Đảng còn chỉ rõ: "Nhiệm vụ
trọng đại và cấp bách của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn
đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.