coi là thân Liên Xô trong nội bộ ĐLĐVN, bao gồm cả những cán bộ cấp
cao, du học sinh, trí thức và các nhà báo. Ngay sau phiên họp, những thành
viên thẳng thắn dám lên tiếng của phe ôn hòa ở UBTƯ đều bị mất ghế.
Những du học sinh ở Liên Xô và các nước Đông Âu được gọi về để tham
gia những lớp học “chỉnh huấn” Tố Hữu, lúc này là Trưởng ban Khoa giáo
và Tuyên huấn Trung ương, tiếp tục đàn áp giới trí thức bằng việc bắt đầu
một chiến dịch mới chống lại những ảnh hưởng của “chủ nghĩa xét lại”
trong văn chương Việt Nam. Nói tóm lại, những người có bất kỳ quan hệ
nào với các phái đoàn ngoại giao ở Hà Nội hay đồng thuận với việc chung
sống hòa bình đều bị phe chủ chiến canh chừng và theo dõi. Ngay cả trong
tổ chức quân đội cũng không tránh khỏi những phiền phức liên quan đến
chủ nghĩa xét lại. Sau việc tướng Nguyễn Văn Doãn, Tổng biên tập báo
QĐND, trốn sang Liên Xô, Tổng cục Chính trị mở cuộc điều tra về tờ báo
này. Theo Bùi Tín, lúc đó đang làm việc cho tờ QĐND, “công an chìm đi
xe ô tô với cửa bịt bùng” đến tòa soạn nhiều lần và thẩm tra ít nhất năm
thành viên của tòa soạn. Những viên chức này không chỉ bị mất việc và mất
uy thế, họ còn bị quan sát chặt chẽ bởi bộ máy an ninh của Hà Nội. Cuộc
điều tra những thành viên của tòa soạn báo QĐND và việc đàn áp những
“người theo chủ nghĩa xét lại” chỉ là bước đầu cho những xung đột nội bộ
của Đảng sau này, được tiến hành trên cái nền của cuộc kháng chiến ở miền
Nam.” [38]
Trong cuốn sách Công lý đòi hỏi, tác giả Nguyễn Minh Cần cho biết: "Đến
tháng 7 năm 1967, bắt đầu đợt bắt bớ quy mô lớn: thiếu tướng Đặng Kim
Giang, viện trưởng Hoàng Minh Chính, phó bí thư Trần Minh Việt bị bắt
trước tiên. Đến tháng 10 năm đó, tới lượt vụ trưởng Vũ Đình Huỳnh, nhà
sử học Nguyễn Kiến Giang và nhiều người khác. Đến tháng 12 năm đó, nhà
văn Vũ Thư Hiên, con trai Vũ Đình Huỳnh, bị đón đường "bắt cóc" đưa
ngay vào xà lim. Một vài ủy viên Trung ương đảng tuy không bị bắt, nhưng
bị giam lỏng tại gia với chế độ kiểm soát nghiêm ngặt, đó là ủy viên Trung
ương đảng, phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước, nhà kinh tế
Bùi Công Trừng, ủy viên Trung ương đảng, thứ trưởng Bộ văn hóa thiếu
tướng Lê Liêm, ủy viên Trung ương đảng, thứ trưởng Bộ quốc phòng, chủ