TỪ ẤP CHIẾN LƯỢC ĐẾN BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN, NHỮNG HỆ LUỴ LỊCH SỬ TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM - Trang 28

tịch Ủy ban Thống nhất Nguyễn Văn Vịnh, v.v..." [39]
Trong một loạt bài viết về vai trò của Lê Duẩn, đài BBC nhận định về các
đồng minh của ông Lê Duẩn như sau: "Sự trợ giúp mà ông Lê Duẩn nhận
được từ ông Lê Đức Thọ trong suốt tiến trình thâu tóm quyền lực là vô
cùng quan trọng. Tham gia cách mạng từ những năm 1920, ông Lê Đức
Thọ trải qua nhiều năm trong tù. Khi được thả năm 1945, ông được gửi vào
miền Nam và làm phó cho ông Duẩn trong suốt giai đoạn xung đột giữa
Việt Minh và Pháp. Quan hệ giữa hai người này sẽ có một ảnh hưởng sâu
sắc trong đảng. Khi ông Lê Duẩn trở thành Tổng Bí thư, ông Lê Đức Thọ
được cửa làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, một vị trí mà theo William
Duiker, được nhanh chóng "biến thành bộ máy hiệu quả để điều tra và kiểm
soát các đảng viên."
Pierre Asselin nói thêm rằng ông Lê Duẩn "không thể củng cố uy quyền
một cách hiệu quả như đã làm nếu không có sự ủng hộ của ông Lê Đức
Thọ; sự trung thành và trợ giúp của người này tỏ ra cần thiết để thanh lọc
ban lãnh đạo ở Hà Nội." Một người đóng vai trò lớn trong cuộc chiến Việt
Nam là đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Cho đến giữa thập niên 1960, miền
Bắc chỉ có hai đại tướng bốn sao là ông Võ Nguyên Giáp (Bộ trưởng quốc
phòng kiêm Tổng tư lệnh) và ông Nguyễn Chí Thanh (Chủ nhiệm Tổng cục
Chính trị)."
Một số chuyên gia nước ngoài như Douglas Pike đã ghi nhận sự cạnh tranh
và khác biệt trong tư tưởng quân sự giữa hai vị tướng này. Trong một bài
viết năm 1966, tướng Giáp nói cuộc xung đột ở miền Nam là một cuộc
chiến kéo dài và rằng chiến lược quân sự có thể mất nhiều năm để đạt thắng
lợi. Ông nói ông không tin vào"các trận đánh sử dụng đơn vị chính quy lớn
vì điều này có lợi cho chiến lược của kẻ thù." Tướng Thanh ngay lập tức có
phản ứng. Trong bài viết đăng ở tạp chí Học Tập, tướng Thanh cho rằng
chiến lược tấn công ở miền Nam là con đường đúng dẫn đến thắng lợi và
nói thêm rằng lập luận của những người chỉ trích là "không logich". Một
trong những lý do đưa ông Lê Duẩn và ông Nguyễn Chí Thanh trở thành
đồng minh gần gũi là vì ngay từ đầu, hai người cùng quan điểm rằng con
đường dẫn đến thắng lợi ở miền Nam phụ thuộc vào quân sự.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.