chiến miền Nam và tương lai của việc xây dựng miền Bắc đều rất bấp bênh.
Theo các học giả, quyết định tiến hành chiến tranh của Hà Nội, ẩn mã trong
Nghị quyết 15, là một biện pháp nhằm cứu vãn cuộc kháng chiến ở miền
nam.” [34]
Chúng ta nhớ thời điểm lúc bấy giờ là khi ở miền Nam chính quyền của
Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật 10/59 đặt Cộng Sản ra
ngoài vòng pháp luật, tình hình chống Cộng, tố Cộng lên cao đến cực điểm
toàn miền Nam và ngành tuyên truyền của miền Bắc đã phải rêu rao tố giác
rằng chính quyền Ngô Đình Diệm đã “lê máy chém” đi khắp nơi. Các khu
trù mật, ấp chiến lược đã chứng tỏ khả năng lợi hại của chúng. Du kích
Cộng Sản như cá nằm ngoài nước không còn hoạt động được nữa để chờ
đợi bị thanh toán hay về đầu thú với chính quyền quốc gia. Nghị quyết 15
được đưa ra nhằm tái tục cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam thông qua
Hội nghị Trung ương 15 tổ chức vào tháng giêng năm 1959, nhưng chỉ
được chính thức công bố một tuần sau việc chính phủ tổng thống Ngô Đình
Diệm ban hành Luật 10/59 vào tháng Năm [35].
Trong một bài viết gần đây nhận định về Lê Duẩn, giáo sư Pierre Asselin,
thuộc Đại học Chaminade, Honolulu, “báo cáo của ông Lê Duẩn và các
đồng chí miền Nam ‘nắm bắt cảm giác thất vọng của những người chiến
đấu và ủng hộ cuộc cách mạng ở miền Nam. Họ cũng thể hiện sự gấp rút
trong lòng những người kháng chiến miền Nam muốn có phản ứng trước sự
ủng hộ ngày càng tăng của Mỹ dành cho chính quyền Sài Gòn.” [36]
Một điểm nói lên nhiều hệ lụy nhất giữa sự sụp đổ của chế độ chính trị nền
Đệ Nhất Cộng Hòa với quyết tâm sử dụng con đường bạo lực để thống nhất
đất nước của Cộng Sản Hà Nội được tác giả Liên Hằng T. Nguyễn trình bày
như sau:
“Năm 1963 chứng kiến sự chấm dứt lập trường dao động của Hà Nội giữa
đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, thái độ trung lập với mối chia rẽ
Nga-Trung, giữa cuộc chiến ở miền Nam và việc xây dựng miền Bắc.
Tháng 11 năm đó, sau hai cuộc ám sát anh em họ Ngô và John F. Kennedy,
Hà Nội đứng giữa hai chọn lựa: thương thuyết với chính quyền mới ở miền
Nam và củng cố những thắng lợi vũ trang của quân nổi dậy ở nông thôn