1956, trong phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy Ban Trung Ương
ĐLĐVN, do những thất bại trong CCRĐ, Trường Chinh phải từ chức Tổng
Bí Thư. Quyền lực chuyển sang Lê Duẩn. Trong Đại Hội lần thứ ba Đảng
Lao Động Việt Nam tổ chức vào tháng chín năm 1960, 576 đại biểu đã
chọn Lê Duẩn làm Tổng bí thư và là người đứng đầu Bộ chính trị.
Vấn đề đặt ra là tại sao Võ Nguyên Giáp, người mà hào quang Điện Biên
Phủ còn chói sáng ở miền Bắc trong lòng bộ đội và nhân dân lại không
được cử vào chức vụ đó mà đại hội lại chọn Lê Duẩn? Trong hồi ký Hoa
Xuyên Tuyết, Bùi Tín cho rằng “Ưu thế của ông Lê Duẩn là vì ’một tiêu
chuẩn tất nhiên hồi ấy, ở tù lâu năm, một bằng cấp cần thiết để được giao
quyền cao chức trọng, vì từ đó được coi là được thử thách nhiều hơn, đáng
tin cậy hơn.” [31]
Hoàng Tùng, trong bài viết năm 2002 trên Tạp chí Cộng Sản, cũng nói Lê
Duẩn là người “hoạt động cách mạng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam lâu
dài nhất, thời gian ở tù lâu nhất” và có “quan hệ rộng với các đồng chí
thuộc cả hai thế hệ trong những năm hoạt động bí mật.” [32]
Trong hồi ký Đêm giữa ban ngày, nhà văn Vũ Thư Hiên có viết: "Theo
nhận xét của những người cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên thì cả Hồ Chí
Minh lẫn Trường Chinh đều lo ngại ông tướng đã có quá nhiều vinh quang
sẽ trở nên không dễ bảo sau cuộc đảo lộn ngôi thứ. Mà cả Hồ Chí Minh lẫn
Trường Chinh đều muốn giữ lại vị trí trước kia của họ về thực chất, cho dù
danh nghĩa không còn. Cần phải chọn một người có vị trí và uy tín kém hơn
Võ Nguyên Giáp. Do biết ơn người cất nhắc mình, người đó sẽ vừa ngoan
ngoãn vừa trung thành. Lê Duẩn thích hợp hơn cả với vai trò đó." [33 ]
Lê Đức Thọ được trao chức vụ Trưởng Ban Tổ Chức Đảng, là người có
nhiệm vụ bảo đảm bộ máy đảng. Bên cạnh đó người ta cũng có thể kể đến
Phạm Hùng, tướng Nguyễn Chí Thanh (Tổng Cục Chính Trị), Tố Hữu
(Trưởng ban Khoa giáo và Tuyên huấn Trung ương) vốn là người cầm đầu
chiến dịch thanh trừng nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, vẫn còn khả năng theo
dõi và đưa ra các biện pháp chế tài đối với giới trí thức văn nghệ sĩ.
Trong một đoạn văn khác, tác giả Liên Hằng T. Nguyễn cho biết: “Tháng 1
năm 1959, trước phiên họp toàn thể lần thứ 15, số phận của cuộc kháng