TỪ ẤP CHIẾN LƯỢC ĐẾN BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN, NHỮNG HỆ LUỴ LỊCH SỬ TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM - Trang 23

trung xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và phe thứ hai gồm
những người muốn tiến hành chiến tranh cách mạng ở miền Nam. Ở bộ
phận cao nhất trong đảng, sự chia rẽ này vô cùng hỗn tạp, trong đó những
đảng viên cấp trung kiên định hơn với lập trường của mình. Mặc dù các
“phe phái” lỏng lẻo này nhất trí với mục đích cơ bản là thống nhất đất
nước, họ bất đồng trong quan điểm về sự cân bằng thích đáng giữa đấu
tranh quân sự, chính trị và ngoại giao để đi đến chiến thắng cuối cùng. Phe
“ôn hòa” hay còn gọi là phe những người chủ trương xây dựng miền Bắc
muốn ưu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, với mục tiêu đánh bại
miền Nam bằng kinh tế và ngoại giao; phe “chủ chiến” hay còn gọi là phe
ủng hộ chiến tranh ở miền Nam tin tưởng rằng vũ lực là cách duy nhất để
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vào những năm 1960, các cuộc
tranh cãi không chỉ nằm trong giới hạn ở Việt Nam mà còn lan rộng hơn,
liên quan cả đến mối bất hòa trong mối quan hệ Nga-Trung. Phe ôn hòa
muốn áp dụng chính sách cùng tồn tại trong hòa bình của Moscow, trong
khi đó phe chủ chiến muốn thúc đẩy chủ trương dùng vũ lực của Bắc Kinh.
Cuộc tấn công TMC là dấu hiệu chấm dứt những cuộc tranh cãi gay gắt gần
một thập niên trong nội bộ ĐLĐVN.” [29]
Điểm quan trọng mà tác giả Liên Hằng T. Nguyễn không quên nhắc tới, đó
là: “Đến năm 1963, nhờ vào tình hình biến động ở Sài Gòn và Bắc Kinh,
phe chủ chiến có cơ hội đẩy mạnh chiến tranh. Với mối rạn nứt ngày càng
lớn trong thế giới cộng sản, phe chủ chiến nhân cơ hội đó tăng cường chiến
tranh tại miền Nam đang ngày một nóng bỏng.” [30]
Biến động ở Sài Gòn năm 1963 chính là việc binh biến lật đổ Tổng Thống
Ngô Đình Diệm, việc Dương Văn Minh và nhóm tướng lãnh phá bỏ 16.000
ấp chiến lược và cơ chế nghĩa quân, dân vệ tại nông thôn miền Nam, việc
một số cán bộ tình báo Cộng Sản bị chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa bắt
giam từ trước hoặc xâm nhập trong hàng ngũ Phật Giáo qua biến cố 1963
được trả lại tự do và trở vào bưng hoạt động trở lại.
Phe chủ chiến là những người hưởng được kết quả trong việc chuyển đổi
quyền lực xuất phát từ những biến cố lịch sử ở miền Bắc là cuộc Cải cách
Ruộng đất (CCRĐ) và Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP). Cuối tháng 9 năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.