TỪ ẤP CHIẾN LƯỢC ĐẾN BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN, NHỮNG HỆ LUỴ LỊCH SỬ TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM - Trang 36

Trong con mắt đại đa số dân chúng tại thủ đô Sài gòn, người lính "giải
phóng" hay hình ảnh "bộ đội bác Hồ" là một cái gì đó quê mùa, nhớp nhúa
nếu không nói là quái đản đối với họ.
Nói chung dân chúng tại thủ đô cũng như các tỉnh chẳng những đã không
hưởng ứng lời kêu gọi nổi dậy của Cộng quân mà còn tìm mọi cách để chạy
thoát khỏi các khu vực CS chiếm đóng, và nhiều nơi dân chúng đã tìm cách
giúp quân đội VNCH và Hoa Kỳ trong công việc chống lại các toán Cộng
quân, như tư liệu của một số sử gia Hoa Kỳ ghi lại. [52 ]
Sự kiện TCK-TKN xảy ra tại Huế đã được nhiều tư liệu nói đến nên ở đây
chúng tôi xin nêu lên một số điểm khái quát mà thôi.
Trước hết, Huế là một thành phố có nhiều trí thức, sinh viên học sinh và đã
xảy ra nhiều biến động tại đây kể từ vụ biến cố Phật Giáo rằm tháng tư âm
lịch 1963. Qua năm 1964, Huế cũng là nơi thành lập tổ chức Hội Đồng
Nhân Dân Cứu Quốc do một số giáo sư và giảng viên Đại Học Huế như Lê
Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên, Cao Huy Thuần, Hoàng Văn Giàu
tham gia, bị cán bộ CS xâm nhập lèo lái hướng đến các hoạt động biểu tình
chống Mỹ, chống Công Giáo (dưới danh nghĩa chống dư đảng Cần Lao).
Năm 1966, Huế cũng là nơi xuất phát vụ bàn thờ Phật xuống đường chống
hai tướng Thiệu Kỳ để rồi sau đó một số trí thức, sinh viên thoát ly theo CS
như Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn
Đắc Xuân, Huỳnh Ngọc Ghênh v.v...
Vào dịp Tết Mậu Thân, Cộng sản kéo về thành phố Huế qua các ngả đường
từ rừng núi phía Tây với khoảng một trung đoàn gọi à E-6 (gồm 3 tiểu
đoàn, ngoài ra có thêm 1 tiểu đoàn đặc công, 1 đại đội pháo và du kích
Hương Trà và Hương Điền. Cánh quân phía nam gồm trung đoàn E-9 thuộc
sư đoàn 309, trung đoàn 5 (gồm 4 tiểu đoàn), 1 tiểu đoàn pháo, 4 đại đội
đặc công. Sau khi chiếm được một số địa điểm tại Huế, CS cho công bố
việc thành lập một tổ chức gọi là Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân
Chủ và Hòa Bình Việt Nam do Lê Văn Hảo làm chủ tịch và Hoàng Phủ
Ngọc Tường làm tổng thư ký. Sau đó Hảo được đưa lên làm chủ tịch chính
quyền cách mạng Huế. Sau này Lê Văn Hảo lên tiếng phủ nhận việc này vì
cho rằng trong thời gian đó ông còn nằm ở rừng núi Trường Sơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.