Chính CS cũng đã phải thú nhận sự thất bại này trong các tài liệu giáo
khoa Sử chính thức của họ: "Cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân -
mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy - là đòn bất ngờ làm cho địch
choáng váng. Nhưng do lực lượng địch còn đông (hơn nửa triệu quân
Mỹ, gần 1 triệu quân ngụy), cơ sở của chúng ở thành thị mạnh nên
chúng đã nhanh chóng tổ chức lại lực lượng và phản công quân ta ở cả
thành thị lẫn nông thôn. Vì vậy trong đợt 2 và đợt 3 của cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy, lực lượng ta gặp không ít khó khăn và tổn thất.
Quân cách mạng vào chiếm giữ trong đợt 1 bị đẩy khỏi thành phố.
Những người dân có cảm tình với cách mạng, ủng hộ quân giải phóng
trước đó bị bắt. Nhiều vùng nông thôn giải phóng của ta trước đây bị
địch chiếm. Mục tiêu của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy không đạt
được đầy đủ. Lực lượng của ta bị tổn thất nhiều... 111,306 cán bộ,
chiến sĩ lực lượng vũ trang và chính trị ở miền Nam đã hi sinh và bị
thương." [54]
Con số 111,306 Cộng quân bị chết trong ba đợt tổng tấn công của CS
được thừa nhận trong các tư liệu chính thức của Miền Bắc xét ra cũng
phù hợp với tư liệu của MACV là trong đợt đầu quân giải phóng miền
Nam chết 42,000 người, đợt hai 40,000 người và đợt ba 26,000 người,
tổng cộng là 108,000 người [55].
Tướng Trần Văn Trà, người chỉ huy mặt trận Sài gòn đã phải thú nhận:
" Các mục tiêu quân sự trong dịp Tết vượt qua sức mạnh của chúng ta.
Tất cả đều nằm trong ước muốn chủ quan của những người vạch ra kế
hoạch. Vì vậy sự thổn thất của chúng ta đã rất lớn lao về vũ khí cũng
như nhân sự. Và chúng ta không thể lấy lại được những gì chúng ta đã
tạo ra. Vì vậy, chúng ta đã phải vượt qua biết bao nhiêu khó khăn trở
ngại trong các năm 1969, 1970."[ 56]
Theo nữ bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, một thành viên lãnh đạo của
MTDTGPMN/VN, "Hà Nội đã có tội khi đưa ra những tính toán sai
lầm làm tiêu phí hết sức mạnh của miền Nam." [57]
Trong tác phẩm The genius of Vietnam s Gen. Vo Nguyen Giáp, sử gia
Cecil B. Currey cho rằng: "Thất bại lớn nhất của cuộc tổng tấn công