TỪ BEIRUT TỚI JERUSALEM - HÀNH TRÌNH “ĐI ĐỂ HIỂU” TRUNG ĐÔNG CỦA MỘT NGƯỜI MỸ - Trang 193

ngày. Chỉ huy quân đội Israel ra lệnh cho người Phalange ra khỏi các trại tị
nạn, và đi xa hết mức có thể để không liên đới gì tới vụ giết chóc tập thể
này. Đó là lý do tại sao khi tất cả chúng tôi xuất hiện vào sáng thứ Bảy để
kiểm chứng lại các luồng tin thì không có ai ngăn cản chúng tôi đi vào và
ghi chép chi tiết tất cả những việc đã xảy ra.

Người đầu tiên tôi thấy ở Shatila là một người đàn ông đã rất già với một

hàm râu xén tỉa gọn gàng và một cây gậy gỗ dắt bên sườn. Tôi đoán là ông
phải đến gần chín mươi tuổi. Lúc tôi thấy, ông mới chết được khoảng vài
giờ. Đó là một điệp vụ gọn gàng – một phát đạn được bắn ở cự li gần để lại
một lỗ rất nhỏ dính máu khô ở giữa thái dương ông. Kẻ giết người hẳn đã
ngắm ông rồi kéo cò súng. Ông nằm dài trên nền đất ngay cạnh một lối vào
từ hướng tây tới trại, đó chỉ là một dấu vết về điều ở phía trước trên những
con đường phảng phất mùi chết chóc. Tiến sâu hơn, tôi thấy một phụ nữ với
phần ngực mở ra toang hoác; một mộ phần đào bới vội vàng đầy những vệt
máu với một cánh tay và một cẳng chân nhô ra ngoài của vài linh hồn khốn
khổ dường như đang cầu xin không bị bỏ quên; thậm chí đến cả những con
ngựa cũng bị thủng lỗ chỗ vết đạn với phần bụng nổ tung. Nhưng chủ yếu là
tôi thấy các nhóm thanh niên trẻ tuổi từ 20 tới 30 bị xếp hàng quay mặt vào
tường, chân tay bị trói, rồi bị giết như ngả rạ theo kiểu xã hội đen bằng hàng
tràng súng máy. Ở đâu ra 2.000 tay súng PLO được cho là ở lại trong các
trại tị nạn? Nếu họ từng tồn tại, chắc họ sẽ không để bị giết như thế này.

Một người phụ nữ già mặc chiếc váy màu nâu rách rưới, hẳn là mụ mẫm

hết cả người vì đau khổ, đứng bên một thân thể sưng phù, một tay vẫy chiếc
khăn, tay kia cầm những lá thư. Bà hét lên hết lần này đến lần khác bằng
tiếng Ả-rập, “Ôi, ôi, có phải chồng tôi đây không? Trời ơi, giúp tôi. Tôi đã
mất sạch đám con trai rồi. Chồng tôi cũng mất. Tôi phải làm gì đây? Lạy
Thánh A-la. Trời ơi là trời.”

Ở phía bên kia đường, một bà mẹ khác nổi lên giữa cảnh chết chóc trong

ngôi nhà của mình, cầm một bức ảnh đã phai màu của con trai, Abu Fadi,
và một chiếc lồng chim bằng gỗ có một con vẹt màu vàng còn sống. Khi
con chim nhảy nhót và hót, người đàn bà lại loạng choạng và than khóc,
“Abu Fadi đâu rồi? Ai sẽ mang lại cho tôi đứa con yêu dấu của tôi?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.