Bảng niên đại khu vực Trung đông
1882 Kết quả của việc bức hại người Do Thái ở Nga và Romani một
năm trước đó, cuộc nhập cư trên diện rộng đầu tiên của người Do Thái định
cư sang Palestine được tiến hành.
1891 Các nhân sĩ người Ả rập ở Jerusalem gửi đơn thỉnh cầu tới chính
quyền Ottoman ở Constantinople yêu cầu ngăn cấm việc nhập cư của người
Do Thái tới Palestine và việc mua bán đất của người Do Thái.
1896 Nhà báo người Áo, Theodor Herzl, người sáng lập của Chủ nghĩa
Phục quốc Do Thái hiện đại, xuất bản cuốn sách Nhà nước của người Do
Thái, trong đó lý luận rằng “Vấn đề của người Do Thái” có thể được giải
quyết chỉ bằng cách thiết lập một nhà nước Do Thái ở Palestine hoặc ở một
nơi nào đó, vì thế người Do Thái có thể sống tự do mà không còn lo sợ bị
bức hại. Một năm sau đó, Herzl tổ chức Đại hội Chủ nghĩa Phục quốc Do
Thái lần đầu ở Basel, Thụy Sĩ, để thúc đẩy việc nhập cư tới Palestine.
1908 Những tờ báo tiếng Ả rập của người Palestine đầu tiên xuất hiện:
Al-Quds ở Jerusalem và Al-Asma’i ở Jaffa.
1916 Anh, Pháp và Nga ký kết hiệp định Sykes-Picot, chia nhỏ Đế chế
Ottoman sau thất bại của nó tại Thế chiến thứ Nhất. Như quy định trong
Hiệp định, Anh sẽ giành quyền kiểm soát khu vực Palestine, còn Pháp là
khu vực bây giờ là Liban và Syria.
1917 Tuyên bố Balfour được Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Arthur J.
Balfour ban hành, xác nhận ý tưởng thành lập một “quê hương bản quán”
cho dân tộc Do Thái ở Palestine.
1920 Sắc lệnh của người Pháp về việc thành lập Liban Lớn hơn, nối
vùng núi Liban với các khu vực Beirut, Tripoli, Sidon, Tyre, Akkar, và
Thung lũng Bekaa.
1936-1939 Bị ảnh hưởng bởi các phong trào chủ nghĩa dân tộc của các
nước Ả rập khác, người Ả rập ở Palestine nổi dậy với nỗ lực nhằm ngăn
chặn việc thành lập quê hương cho người Do Thái ở Palestine. Cả những