4.8 Tạo và gắn các hệ thống tập tin
99
cấp root mới có quyền bỏ gắn nó. Để bất kỳ người dùng nào cũng có thể bỏ gắn
hệ thống tập tin thì trong tập tin /etc/fstab cần thay thế tùy chọn user bằng
tùy chọn users (trong vùng các tùy chọn gắn).
Chỉ có thể bỏ gắn hệ thống tập tin khi không có tập tin nào của nó mở ra,
không tiến trình nào đang chạy từ tập tin chương trình nằm trên hệ thống tập
tin này và trong hệ thống không có tiến trình nào sử dụng hệ thống tập tin này.
Tức là hệ thống tập tin không được bận.
Cần nói rằng nếu so với Windows thì làm việc với các đĩa rời (đĩa mềm, CD,
DVD, Zip, v.v. . . ) trên Linux có một chút phức tạp hơn. Vì đầu tiên bạn cần gắn
các đĩa này (nói chính xác là hệ thống tập tin có trên đĩa) vào cây thư mục chung.
Để thay một đĩa rời khác thì đầu tiên cần bỏ gắn (“tháo”) đĩa đã có ra rồi mới gắn
tiếp đĩa thứ hai. Tuy trên các bản phân phối mới đã có các dịch vụ cho phép tự
động gắn và tự động “tháo” các đĩa rời, nhưng bạn cũng cần biết cách làm việc
với các đĩa rời nếu có vấn đề xảy ra với các dịch vụ đó. Tốt nhất hãy chuẩn bị sẵn
cho mỗi đĩa rời một “điểm gắn” riêng. Ví dụ, nếu bạn có một đĩa mềm, một ổ dvd
và một flash thì hãy tạo ba thư mục floppy, dvd và flash trong /mnt để làm
điểm gắn cho ba thiết bị của mình. Một số bản phân phối (Debian, openSUSE)
sẽ tạo sẵn cho bạn những điểm gắn này.
Đây là tất cả những gì mà người dùng Linux mới (và rất mới) cần biết về hệ
thống tập tin ext3fs. Xin nhắc lại là những gì đã nói ở đây chỉ dành cho hệ thống
tập tin ext3fs (một số thông tin vẫn còn đúng cho phiên bản ext2fs), và mới chỉ
đề cập đến “mặt trước”, mặt quay về phía người dùng của hệ thống này (chủ yếu
là cấu trúc tập tin). Mặt còn lại, mặt sau (cấu trúc bên trong), chỉ được nói đến
trong chương này khi cần thiết. Chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn mặt sau này trong
một vài chương sắp tới. Còn bây giờ bạn đọc sẽ chuyển sang nghiên cứu thành
phần quan trọng thứ 2 trong 4 thành phần chính của Linux – hệ vỏ bash.