Chương 1
HĐH Linux: lịch sử và các bản phân phối
“Just for fun” – Linus Torvalds.
Người dịch: Lịch sử luôn là điểm khởi đầu khi nghiên cứu một ngành khoa học nào đó.
Không có ngoại lệ đối với Toán học, Vật lý, môn chuyên ngành của tôi – Hoá học và tất nhiên
cả HĐH Linux. Trong chương đầu tiên của cuốn sách “Tự học sử dụng Linux” này chúng ta
sẽ trả lời ngắn gọn cho câu hỏi “Linux là gì?”. Đồng thời nói đôi dòng về những điểm đặc biệt
của Linux, yêu cầu của Linux đối với phần cứng, khái niệm bản phân phối Linux, và cách có
được những bản phân phối này. Hơn thế nữa bạn đọc sẽ hiểu ít nhiều về OpenSource, GNU
và FSF.
1.1
Thế nào là HĐH nói chung và Linux nói riêng
1.1.1
Các hệ điều hành dạng UNIX
Hệ điều hành (HĐH) đó là một bộ các chương trình hỗ trợ việc điều khiển phần
cứng của máy tính, tổ chức làm việc với các tập tin (trong đó có chạy và điều
khiển việc thực hiện của các chương trình), và đồng thời thực thi sự giao tiếp với
người dùng, tức là dịch các câu lệnh của người dùng và hiển thị kết quả làm việc
của những lệnh này.
Không có hệ điều hành thì máy tính không thực hiện được chức năng của
mình. Trong trường hợp đó máy tính chỉ là một tập hợp các thiết bị điện tử
không làm việc, không hiểu là để làm gì.
Đến thời điểm hiện nay thì các hệ điều hành nổi tiếng nhất cho máy tính là
Microsoft Windows (C) và UNIX. Windows bắt nguồn từ hệ điều hành MS-DOS
trước đây làm việc trên các máy tính của hãng IBM. Hệ điều hành UNIX do
nhóm các nhà phát triển Bell Labs viết ra vào năm 1969 dưới sự điều khiển của
Dennis Ritchie, Ken Thompson và Brian Kernighan. Nhưng bây giờ khi nói đến
hệ điều hành UNIX thường có ý không nói cụ thể một hệ điều hành cụ thể nào
mà là một nhóm các hệ điều hành dòng UNIX (UNIX-liked OS). Chính bản thân
từ UNIX (viết hoa tất cả các chữ cái) trở thành nhãn hiệu thương mại của tổng
công ty AT&T.
1
Người dịch: Người mỹ “không ngại ngần” đăng ký nhãn hiệu thương mại bất kỳ thứ gì, kể cả Yoga mà bắt
nguồn từ Ấn Độ.