TỰ HỌC SỬ DỤNG LINUX - Trang 74

4.3 Công dụng của các thư mục chính

65

Bản ghi về tập tin trong thư mục tương ứng ngoài tên còn có rất nhiều thông

tin về tập tin này. Để thấy được những thông tin chi tiết đó, thì cần dùng các
tham số mở rộng khác của câu lệnh ls. Nếu chạy câu lệnh ls với tham số -l thì
không chỉ có tên tập tin mà sẽ hiển thị cả dữ liệu về quyền truy cập đến tập tin
(chúng ta sẽ nói đến ở sau); số lượng liên kết cứng hay số lượng tên (nếu là thư
mục thì ngay từ đầu đã có hai liên kết như vậy là . và .., do đó số này bằng số thư
mục con công thêm 2); tên chủ sở hữu tập tin, tên nhóm sở hữu tập tin (xin được
gọi tắt là “nhóm tập tin” mặc dù tối nghĩa); kích thước tập tin và thời gian sửa
đổi cuối cùng. Một ví dụ minh họa khác:

[user]$ ls -l

tổng 1316

-rw-r--r-- 1 teppi82 users

81629 2006-09-08 22:11 bash.tex

-rw-rw-r-- 1 teppi82 users

98135 2006-09-08 13:54 caidat.tex

-rw-r--r-- 1 teppi82 users

783 2006-09-08 21:58 ChangeLog

-rw-r--r-- 1 teppi82 users

20778 2006-09-09 02:48 ext3fs.tex

-rw-r--r-- 1 teppi82 users

2013 2006-09-08 21:34 gioithieu.tex

drwxr-xr-x 2 teppi82 users

4096 2006-09-08 14:25 images

-rw-r--r-- 1 teppi82 users

3267 2006-09-08 23:13 l4u.tex

Nếu đưa thêm tham số -i thì trong cột đầu tiên sẽ hiển thị chỉ số inode của

tập tin. Khi dùng tham số -t việc sắp xếp được thực hiện không theo tên mà
theo thời gian sửa đổi tập tin. Tham số -u dùng để hiển thị thời gian truy cập
cuối cùng thay vào chỗ thời gian sửa đổi. Tham số -r đảo ngược lại trật tự của
sắp xếp (cần phải sử dụng cùng với các tham số -l hoặc -t). Cần chú ý rằng có
thể liệt kê các tham số một cách riêng rẽ như thế này:

[user]$ ls -l -i - r

hoặc gộp lại như thế này:

[user]$ ls -lir

Chúng ta dừng mô tả ngắn gọn về câu lệnh ls ở đây (chi tiết về lệnh này có

thể xem trên các trang man hoặc info tương ứng) và chuyển sang xem xét các
thư mục chính của cấu trúc tập tin trong Linux.

4.3

Công dụng của các thư mục chính

Nếu như bạn đọc đã từng dùng Windows (ví dụ 2000 hay XP), thì biết rằng mặc
dù người dùng có toàn quyền tổ chức cấu trúc thư mục, nhưng một số truyền
thống vẫn được tuân theo. Ví dụ các tập tin hệ thống thường nằm trong thư
mục C:\Windows, các chương trình thường được cài đặt vào C:\Program Files,
v.v. . . Trong Linux cũng có một cấu trúc thư mục kiểu như vậy và thậm chí còn
nghiêm ngặt hơn. Hơn nữa có một tiêu chuẩn xác định cấu trúc thư mục cho các
HĐH dòng UNIX. Tiêu chuẩn này được gọi là Filesystem Hierarchy Standart
(FHS). Nếu có mong muốn bạn có thể đọc toàn bộ tiêu chuẩn này tại địa chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.