từng khu.
Nguyễn khắc Nhu đánh Yên Báy, Lâm Thao, Nguyễn Thái Học đánh Bắc
Ninh, Ðập Cầu, Hải Dương. Vũ Văn Giản ( tức Vũ Hồng Khanh ) đánh
Kiến An. Nhiều nơi khác như Hưng Hóa, Sơn Tây, cũng đã nổ súng.
Dân chúng lúc bấy giờ không dám gọi công khai là “khởi nghĩa “mà gọi là
“nổi loạn “. Tuy cuộc dấy binh của Việt Nam Quốc Dân Ðảng đã nổ bùng
ra khắp Bắc Kỳ, các báo Hà Nôị vẫn đăng tin sơ sài của Phủ Toàn Quyền
Pháp gọi là “đảng kín nổi loạn một vài nơi “. Dân chúng đọc báo bàn tán
thì thầm, không dám có một phản ứng công khai nào cả.
Trong các gia đình, câu chuyện “Việt Nam Quốc Dân Ðảng “nổi loạn, và
các tin đồn phần nhiều là bất lợi cho cách mạng, đều được “bảo khẽ” lẩn
nhau, và chỉ trong vòng thân mật mà thôi. Những biện pháp đề phòng của
quân Pháp bắt đầu thật là ráo riết. Dân chúng bàng hoàng kinh hãi.
Sau đó, có nhiều tin truyền khẩu rằng cuộc khỏi nghĩa thất bại vì một đảng
viên, là đội Dương, Phạm Thành Dương phản bội, đã tố cáo cho sở Mật
thám Pháp biết trước tất cả chương trình khởi nghĩa của Việt Nam Quốc
Dân Ðảng.
Dân chúng lại nghe đồn rằng sở dĩ có cuộc thất bại là vì lệnh ở trung ương
đảng bộ truyền ra không được tuân theo nhất trí về ngày giờ. Chỗ thì muốn
đánh trước, chỗ thì đánh sau. Quyết định lần đầu tiên là khởi binh ngày
Mồng Một Tết An nam (30.2.1930) và do Vũ Văn Giản gọi là giáo Giản
tức Vũ Hồng Khanh, phát động ở Kiến An nhưng bị Mật thám biết, nên
đảng dời ngày 12 tháng Giêng ( 10-2-1930). Nhưng Nguyễn Khắc Nhu
không chịu ngày ấy và đã tự động khởi nghĩa trước một ngày, tức là ngày
9.2.1930. Anh hạ lệnh giết hết các sĩ quan Pháp hồi 1 giờ đêm hôm ấy.
Nhưng rồi anh bị đạn và chết vài giờ sau.
Hà Nội khởi cuộc tấn công sau Yên Bái và Lâm Thao, nhưng đã làm cho
nhiều đảng viên thất vọng. Vì thực ra, cuộc khởỉ nghĩa ở Hà Nội không
được chuẩn bị sẳn sàng. Thành phố vẫn hoạt động yên tỉnh như không có
gì. Có thễ nói là cuộc cách mạng đã bị chết ngay trong trứng, tại thủ đô Bắc
Kỳ. Trái lại, ở huyện Vĩnh Bảo nghĩa quân của VNQDÐ đã dánh lớn và
gây được tiếng rộng cũng như ở Yên Bái, tuy rằng cuộc khởi nghĩa trễ hơn