Nếu lỡ sơ sót điều gì , sợ "Quan Lớn Đại Pháp" la mắng , hoặc bỏ tù thì
chết cha . Lại nghe thầy Ký cho biết rằng tối nay "Quan Lớn Công Sứ" sẽ
đến với "Bà Lớn Sứ" và "Quan Lớn Phó Sứ , Bà Lớn Phó Sứ , Quan Tuần
Vũ và Bà Lớn Tuần Vũ " . Quả là một biến cố thật to lớn trong làng , từ xưa
đến nay chưa từng có , và cũng chưa làng nào có được "hân hạnh " to lớn
ấy ! Ôi thôi , làng xã ai nấy đều lăng-xăng, lít-xít , trên từ ông Hương , ông
Xã , qua chú Trùm , chú Thập , dưới đến mấy "thằng dân ngu khu đen" (
danh từ thông dụng trong giới Quan lại Việt Nam chỉ người dân dưới thờ
Quân chủ ) rộn rịp lo xanh mặt xanh mày. Riêng Lê văn Thanh rất là hãnh
diện. Mảnh bằng "bờ ri me " và chức vị " thông ngôn , ký lục " của chàng
kể đã vinh quang lắm rồi, còn oai hơn cả các ông Đồ Nho thi đỗ Cử nhân ,
Tiến Sĩ lúc bấy giờ đã không còn được trọng dụng nữa. Nhưng đối với
Thanh , sự chàng mời được "Quan Công Sứ Đại Pháp" mà chàng gọi bằng
tiếng Tây là "Mơ-sừ Lơ Rề-si- đăng đờ Phờ răng xờ" đến dự tiệc của chàng
đó mới là một vinh dự quý báu tuyệt trần. Ai mà dám mời quan Công Sứ ?
ông Tiến sĩ , ông Phó bảng , dù có được ăn yến tiệc của nhà Vua chăng nữa
, cũng đâu có dám mời "Quan Công Sứ " ở tỉnh. Chỉ có chàng. Phải , cả
tỉnh này chỉ có chàng, là Lê văn Thanh thông ngôn của "cụ Sứ " , là dám
mời cụ sứ đến tận nhà chàng để ăn tiệc cưới của chàng mà thôi ! "Mơ-sừ-
Lơ-rê-si- đăng" đã hoan hỉ nhận lời. Cả Bà Đầm nữa ! Cả Quan Phó Sứ và
bà Đầm Phó Sứ nữa ! Hãnh diện xiết bao ! Vẻ vang xiết bao ! Cho nên
chàng thông ngôn trẻ tuổi Lê văn Thanh đã gọi dân làng từ năm hôm trước
, dựng lên một nhà khách , ngay trước mái hiên nhà chàng , để làm nơi tiếp
đón "Quan Công Sứ Đại Pháp" , và "Quan Phó Sứ , Quan Tuần , với quý bà
Đầm , quý phu nhân , quý cụ , quý quan , quý thầy..." Chàng mua chiếu hoa
trải kín mặt đất nhà khách , và mua vải xanh , vải trắng , vải đỏ về mượn
người may hai chục lá cờ tam tài của nước "Đại Pháp" , để cắm từ ngoài
cổng vào đến khắp nhà. Vì lúc bấy giờ không có máy may (cả tỉnh không
có một bàn máy may nào ) cho nên chàng phải mượn năm người đàn bà
trong xóm may bằng tay trong ba ngày mới xong. Làng , thì sai dân đào lổ
đóng cờ đuôi phượng loè loẹt đủ mầu , hai bên lề đường từ ngoài phố vào
đến cổng nhà thầy Ký Thanh.Theo lời thầy Ký Thanh cho biết thì "Quan sứ