TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 491

- Anh nhớ nhé, bảo tuỳ phái đừng đề “ Madame Trần Huy Liệu “.
- Vâng.
Xong, Trần Huy Liệu nói sang chuyện khác.
Tuấn còn gặn hỏi :
- Các đồng chí trong nhóm Cộng sản của anh có biết vụ này không ?
Liệu trả lời :
- Biết.
Rồi anh bắt tay cáo biệt :
- Thôi, moa về nhá. Cảm ơn toa nhé. Nhớ hộ chút nhé !
- Ðược rồi.
Câu chuyện rắc rối đó còn tiếp tục với bức thư của chị Thu Tâm hỏi tại sao
có sự thay đổi tên trên băng báo. Tuấn phải viết thư phúc đáp như việc đã
xẩy ra. Sau đó, Thu Tâm bỏ đi Saigon và Tuấn không có tin tức gì của chị
nữa.
Maurice Honel, nghị sĩ Cộng sản trong Quốc Hội Pháp, do đảng Cộng sản
Pháp phái qua Ðông Dương năm 1936 để tiếp xúc với Cộng sản “ An nam
“được nhóm này đón tiếp rất là niềm nở tại tòa báo En Avant.
Một số đông các nhà văn nhà báo theo khuynh hướng quốc gia cách mạng
chống lý thuyết cộng sản, cũng rũ nhau đến xem cuộc đón tiếp.
Khi Honel bước vào cửa tòa báo En Avant, cơ quan của nhóm trí thức cộng
sản An nam, ông được nhóm này chào mừng hăng hái bằng bài " Quốc Tế
Ca " (l’ Internationale) bằng tiếng Pháp mà họ la rùm lên hơn là hát. Vì thật
ra họ hát lệch lạc hết, không ăn nhịp với nhau, chỉ nghe ồn ào inh ỏi. Duy
có Maurice Honel là hát đúng mà thôi. Tuấn không hát bài L’ Internationale
vì Tuấn không phải là Cộng sản, nhưng có chép bài đó làm tài liệu nghiên
cứu về Ðệ Tam Quốc Tế.
Lúc bấy giờ thành phố Ðáp Cầu đang bị một trận lụt lớn.Muốn lợi dụng cơ
hội để tuyên truyền cho Cộng sản, Maurice Honel có trao cho Ðặng Xuân
Khu một món tiền để mua mấy chục bao gạo và ông đi với một phái đoàn
cộng sản An nam đến Ðáp Cầu để tặng tiền và gạo cho dân chúng bị lụt.
Trong lúc ông trao các tặng phẩm giữa đám đông người, thì không biết một
bàn tay bí mật nào thừa cơ hội thuận tiện rút mất cái bóp của nghị sĩ cộng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.