Quốc Tế An nam lúc bấy giờ, là những thần tượng thân yêu nhất của một
số quần chúng vô sản An nam.
Bên Ðệ Tam Quốc Tế cũng có nhiều tay cừ, trong số đáng kể nhất có
Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, nhưng Mai và Tạo không duyên dáng,
hoạt bát, cởi mở, bằng Tạ Thu Thâu chẳng hạn, cho nên không lôi kéo quần
chúng mấy.
Lối tuyên truyền của Cộng Sản Ðệ Tam (theo mệnh lệnh của Staline) cứng
rắn quá, câu nệ quá, cố chấp quá, trong lúc miệng lưỡi của Cộng Sản Ðệ Tứ
(theo tổ chức mới của Trotsky) thật là khôn ngoan, hoạt bát và lý luận mềm
dẻo. Lý thuyết "trotskysme" do các anh hấp thụ được ở Pháp, đem nhập
cảng về Saigon, được đem ra mổ xẻ, với tất cả tài hùng biện uyển chuyển,
thích hợp với tâm lý dể dãi và vui vẻ của quần chúng lao động Nam kỳ. Do
đó, phe cộng sản Ðệ Tứ gặt được nhiều thắng lợi hơn phe cộng sản Ðệ
Tam.
Một lý do khác, cũng không kém thực tế, khiến cho cộng sản Ðệ Tam mất
nhiều uy tín đối với quần chúng lao động cũng như trí thức (nói theo danh
từ mới của cộng sản : lao động chân tay và lao động trí óc), là sự nắm
chánh quyền của Mặt Trận Bình dân Pháp trong đó cộng sản Ðệ Tam chiếm
ưu thế.
Cộng sản Ðệ Tứ không tham gia nên được dịp lớn tiếng đả kích Ðệ Tam lúc
đứng về phe đối lập thì đòi “ giải phóng các dân tộc bị áp bức “ nay đã lên
nắm chánh quyền lại chủ trương nô lệ hóa các dân tộc bị áp bức “ duy trì
các thuộc địa, không đá động đến vấn đề giải phóng nữa. Ðệ Tứ khôn khéo
vịn vào điểm đó để mạt sát Ðệ Tam là “ lừa gạt giai cấp vô sản bị trị “, “ bắt
tay với đế quốc chủ nghĩa “để được hưởng quyền lợi, và tiếp tục chính sách
thực dân, đàn áp nông dân và thợ thuyền.
Dĩ nhiên, các lãnh tụ Ðệ Tam Quốc Tế ở Ðông Dương, nói riêng ở ba “ xứ
An nam “, hành động theo mệnh lệnh của “ Nga xô vĩ đại “ (dưới quyền
độc tài của Staline), không thể nào bào chữa cho trôi chảy chánh sách mâu
thuẫn của Ðảng đối với dân thuộc địa.
Nhóm Ðệ Tứ (cơ quan tranh đấu ở Saigon là báo La Lutte, ở đường
Lagrandière, Gia Long hiện nay) tiếp tục đả kích Ðệ Tam chung quanh