quan điểm trên và tố cáo Mặt Trận Bình dân Pháp là tay sai của thực dân,
đế quốc.
Suốt thời gian tranh đấu, hai phe cộng sản, bên nào cũng tự xưng là theo
đúng lập trường Mác-Lê (Marxisme-Léninisme). Nhưng trừ các phần tử đã
gia nhập vào Ðệ Tam, còn đa số thợ thuyền lao động đều theo nhóm Ðệ Tứ.
Uy tín của Tạ Thu Thâu nổi dậy như cồn.
Trái với Saigon, Hà Nội không có Ðệ Tứ Quốc Tế. Thấy vậy, nhân kỳ Hội
Nghị Ðông Dương, nhóm Ðệ Tứ ở Saigon phái một cán bộ nồng cốt ra hoạt
động ở Hà Nôi. Tên anh này là Huỳnh Văn Phương, tự xưng là sinh viên
cao đẳng Luật khoa, nhưng chỉ là “ amateur libre “, thính giả tự do.
Bắt đầu, Huỳnh Văn Phương hợp tác với nhóm Ðệ Tam của Võ Nguyên
Giáp, làm báo Le Travail, bằng Pháp ngữ. Chỉ một thời gian ngắn, Le
Travail bị đình bản. Nhóm Võ Nguyên Giáp ra riêng một tờ báo khác, Le
Rassemblement.
Lần này Huỳnh Văn Phương bị bỏ rơi. Tuấn có quen biết Huỳnh Văn
Phương trong vài cuộc gặp gỡ về báo chí và các cuộc vận động tranh đấu
chống phát xít. Tuấn thấy rằng trong lúc Hà Nôị và các tỉnh Bắc kỳ chưa có
một người nào của Ðệ Tứ Quốc Tế mà Tạ Thu Thâu phái ra một cán bộ
như Huỳnh Văn Phương để chơi lại nhóm Ðệ Tam, là một điều hớ hênh, sơ
sót rất quan trọng.
Huỳnh Văn Phương thiếu rất nhiều đức tính của một thuyết lý gia và một
chiến sĩ Ðệ Tứ Quốc Tế, về taì hùng biện, về học thuyết Các-Mác, Lênin,
Staline, Trostky. Anh ta thua xa Ðặng Xuân Khu, lý thuyết gia của nhóm
Ðệ Tam, Hà Nôị. Người ta gọi Khu là “ théoricien rouge “ lý thuyết gia đỏ.
Về lập luận, Huỳnh Văn Phương kém Võ Nguyên Giáp. Tuấn nghĩ rằng
nếu Tạ Thu Thâu ra Hà Nộị hoạt động một thời gian, có lẽ Thâu sẽ gây
được một phong trào Trotkysme khá mạnh, đủ sức đương đầu với nhóm Ðệ
Tam. Tạ Thu Thâu lại gởi Huỳnh Văn Phương ra Bắc, một tên “ em út “
chưa có kinh nghiệmn tranh đấu, không thế nào xây dựng một cơ sở cho
phong trào.
Huỳnh Văn Phương còn trẻ tuổi, rất hăng say, nhưng anh ta không đủ tư