TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 512

Nguyễn Vỹ

Tuấn, chàng trai đất Việt

Sửa chánh tả: ThanhVien

CHƯƠNG 54

1937

- Vụ cô gái Nam kỳ 15 tuổi đi xe máy từ Saigon ra Hà Nội.
- Phong trào phụ nữ đi xe máy mới bắt đầu.
- Một cuộc diễn thuyết ở Huế và Saigon làm xôn xao dư luận của các giới
phụ nữ đi xe máy.
- Tại sao Cộng sản An nam và Tư bản Pháp ủng hộ phong trào phụ nữ đi xe
máy.

Suốt thời kỳ Mặt Trận Bình Dân, một số tù nhân chính trị được trả tự do.
Tù nhân cộng sản cũng được ân xá. Ðảng Cộng sản Ðông dưong khai thác
ngay tình hình mới. Tất cả đảng viên ở các lao tù mới ra đều được lịnh trở
lại hoạt động ngay. Họ lập các tiểu tổ khắp nơi, và số đảng viên mới lên
đến 10.000 người, chưa kể những người có cảm tình với họ, nhưng không
vào đảng. Khuất Duy Tiến (thời kỳ Việt Minh nắm chính quyền, anh ta làm
Ðốc lý thành phố Hải Phòng), Trần Đình Trì (thời Việt Minh làm uỷ viên
thanh niên ở Uỷ Ban Kháng Chiến Trung Bộ, Huế), Ðào Duy Kỳ (em ruột
Ðào Duy Anh), đều ở Côn Lôn về dịp này, cả ba người được giao phó làm
một tờ báo Việt ngữ, ở đường Henri d’ Orléans, tờ “ Tin Tức “.
Công việc đầu tiên của tờ báo này là nhiệt liệt ủng hộ cuộc đi xe máy từ
Saigon ra Hà Nội của một cô gái bình dân ở Saigon, mới 15 tuổi, tên là Hồ
thị L.
Vụ này gây ra nhiều dư luận xôn xao, từ Nam chí Bắc.
Thật ra, phong trào phụ nữ đi xe máy ở Nam kỳ đã cũ rồi, cũ cũng như
chiếc xe “ máy đầm “ lần đầu tiên đã xuất hiện tại Saigon, từ năm 1928 lận.
Nhưng năm 1936 – 1937 dưới thời Mặt Trận Bình Dân Pháp, phong trào
phụ nữ đi xe máy bổng dưng vùng dậy ồn ào ở Saigon là do một nguyên
nhân không có liên quan gì đến món phụ nữ thể dục hoặc đến đời sống của
phụ nữ bình dân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.