toát, hai chưn trước đưa lên như sắp phi . Tượng này cũng làm dở dang
hình như phải có một người trên lưng ngựa nhưng chưa làm xong .
Dọc hai bên đại lộ Hòa Bình có rải rác ba bốn ngôi nhà ngói, kiến trúc
thông thường, trước cổng mỗi nhà đều có tấm bảng để chữ :" Hiệp Thiên
Ðài, Nữ Phối Sư, v.v…” Tuấn chưa quen với những danh từ hoàn toàn mới
lạ này nên không nhớ kỷ .
Ði chừng 100 thước thì tín nữ đưa Tuấn vào một ngôi nhà cách đại lộ
chừng 20 mét, bề ngoài trông như một biệt thự thấp ( không có lầu ) nhưng
rộng rãi, mát mẻ. Kiến trúc và bài trí không có gì đặc sắc . Ngôi nhà ngói
trưởng giả khả ái, vuông vức, toạ lạc giữa một khu vườn nhỏ xinh xinh,
trồng nhiều cây mãng cầu đã có trái, và năm bảy bụi bông trang, bông
ngâu, bông bụt .
Bước lên thềm, tín nữ bỏ guốc, đi chưn không vào phòng khách, nơi đây đã
có bốn năm ông mặc toàn áo dài trắng của Chức sắc Cao Ðài, đang chuyện
trò. Tín nữ lễ phép tiến đến một ông ngồi giữa, cúi mình, hai tay cung kính
trao bức thư và nói rất khẽ . Tuấn rảnh rang quan sát hình dung của ông đó,
mà Tuấn đoán chừng là chính Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc . Ðộ 40-46
tuổi, người nhỏ, nét mặt gân guốc, nhưng đôi mắt sáng . Tuấn đặc biệt để ý
đôi mắt sáng quắc trên khuôn mặt gầy còm ấy . Ông mặc một bộ y phục
trắng cũng cài một dọc nút ở giữa, như áo của mấy ông kia, chỉ khác một
điểm là ông có một rèo lụa vàng quấn ngang bụng, thả hai tua dài xuống
đến nửa ống chân .
Vừa xem xong bức thư, ông vội vàng đứng dậy, cười rất tươi ( hơi móm )
bước nhanh ra bắt tay Tuấn:
- C’est donc vous, monsieur Trần Tuấn ?
Tuấn đáp với một nụ cười lễ phép :
- Lui–même, Excellence .
Ông cười ha hả, vỗ vai Tuấn tỏ tình sơ giao thân mật, nói sang bằng tiếng
An nam !
- Ðược gặp ông bạn đây, hân hạnh lắm . Tôi có đọc tờ báo La Patrie
Annnamite, Văn Học Tạp Chí, Phụ Nữ, và phục lối văn của ông lắm . Tôi
cũng có theo dõi bài diễn thuyết của ông bữa tối thứ bảy ở hội qúan