thấy một vài đỉnh núi xanh mờ xa xa … Chú đánh xe bảo :
- Núi Ðiện Bà đó ! Linh lắm !
Người dân Tây Ninh đầu tiên đã cho Tuấn nghe một vài chuyện thần linh ở
đất huyền bí này rồi . Xe đổ ngay trước một cổng lớn và rộng, nhưng đóng
lại, chỉ để lối đi bên hông . Phía trên có đề hai giòng chữ lớn bằng tiếng
Việt và tiếng Pháp :
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ
3è Aministie de Dieu en Orient
Tuấn nghĩ mãi không rõ ý nghĩa của hai chữ" tam kỳ" chắc chắn là không
phải ba Kỳ : Nam, Trung, Bắc, vì có câu chữ Pháp chứa ở dưới : 3è
Aministie, nhưng 3è Aministie là thế nào ? Nếu đừng có câu chữ Pháp thì
Tuấn có thể đoán chừng ý nghĩa rằng : Cao Ðài là một đạo lớn phổ độ cho
toàn thể nhân dân Nam Trung Bắc . Tuấn lại nhận thấy rằng câu chữ Pháp
chứa ở dưới không phải là dịch đúng câu Việt ngữ ở trên vì nghĩa của nó là
“Ân xá lần thứ ba của thượng đế ở Ðông phương" khác với câu tiếng Việt
xa lắc xa lơ .
Chỉ có hai câu đề trên cổng cao lớn đó mà Tuấn cứ thắc mắc hoài, đứng tần
ngần suy nghĩ mãi, chưa muốn vào trong . Ðã vậy, hai câu đối hai bên bằng
chữ Nho lại càng khiến cho Tuấn hoang mang : không có ngụ ý gì là huyền
bí ảo mộng thần tiên như Tuấn đã tưởng tượng . Trái lại, hai câu đối đề cập
đến" dân quyền" và bao hàm tư tưởng ái quốc, tự do, dân chủ …Ðọc đi đọc
lại câu đối chữ Nho .
Tuấn suy nghĩ : hay là dư luận của một số đồng chí cách mạng quốc gia ở
Hà Nội bảo rằng Cao Ðài là một tổ chức chính trị có liên hệ đến Ðức Kỳ
ngoại Hầu Cường Ðể …cũng đúng một phần nào chăng !
Với tất cả những thắc mắc ấy, Tuấn xách cạp táp đi cửa hông, bước chân
vào khu vực của Tòa Thánh Cao Ðài .
Hai bên cổng Chánh môn của Thánh Thất, hai câu đối :
Cao thượng chí tôn đại đạo hoà bình dân chủ mục .
Ðài tiền sùng bái Nam Kỳ cộng hưởng tự do quyền .
Hai câu đối trên đã tiết lộ phần nào chí hướng chính trị của Cao Ðài giáo
chăng ?