- Trong quyển L’ État et la Révolution, Lénine đã nói rõ rằng chính phủ vô
sản cần phải giết hết giai cấp tư sản để đi đến thắng lợi, nhưng đó chỉ là
một chính sách giai đoạn, vì Lénine chủ trương thắng lợi cuối cùng của chủ
nghĩa Mác-Lê là thế giới cộng sản sẽ không còn giai cấp, cũng không còn
quốc gia ( ni classe, ni état ) . Còn Trotsky, thì anh xem các sách cũng đã
biết rõ, hắn chỉ là một kẻ phản bội un rénégat, một loại Kautsky, Kerinsky.
Vợ Giáp cười :
- Anh Tuấn, anh là thi sĩ, anh chỉ có thể là một thi sĩ thôi .
Võ Nguyên Giáp cũng cười :
- Anh chàng mơ mộng bất trị ! Nếu tôi nắm chính quyền, tôi sẽ bắn anh
chết, rồi sẽ dựng cho anh một cái tượng như người Hy Lạp thời Thượng cổ
.
Tuấn cười :
- Rất tiếc, tôi không được là một đệ tử của Homère ( Homère, thi sĩ Hy
Lạp, thế kỷ IX trước J.C ), nhưng tôi cũng không phải là đệ tử của Platon (
Platon, một triết gia Hy Lạp 428 – 342 trước J.C . Trong quyển La
République, Platon có một chủ trương biện chứng pháp tư tưởng ) .
Chị Giáp thường ở nhà, ít đi đâu với chồng . Võ Nguyên Giáp thường đi
chung với Ðặng Thái Mai, cặp này là đôi bạn thân, vừa là đôi bạn đồng chí,
đã kết nghĩa "huynh đệ ", coi như hai anh em ruột . Ðặng Thái Mai, giáo
sư, cũng dạy trường Thăng Long, có một đứa con gái lúc bấy giờ 8 tuổi, chỉ
ham đọc tiểu thuyết kiếm hiệp, loại tiểu thuyết 32 trang, không có bìa bán 3
xu, dịch các truyện kiếm hiệp Tàu, đại khái như "Bạch Y thần nữ ", "Người
Nhạn Trắng ". "Nga Mi hiệp sĩ ", v.v…Mỗi tuần ra một xấp kế tiếp cho đến
khi trọn bộ .
Dân chúng thường gọi là "tiểu thuyết ba xu" với ngụ ý chê là loại tiểu
thuyết rẻ tiền, không có giá trị văn chương, và giới trí thức không đọc .
Một buổi chiều, Tuấn đang đi lang thang phố Hàng Cót, gặp Võ Nguyên
Giáp và Ðặng Thái Mai từ trên đi xuống . Mai nắm tay đứa con gái 8 tuổi .
Bắt tay xong, Giáp hỏi :
- Chàng mơ mộng đi đâu đây ?
Tuấn cười :