báo Nguyễn Văn Sâm, giáo sư Hồ Văn Ngà ở Saigon.
Có điều đáng lưu ý là lực lượng thân Nhật ở Bắc kỳ rất yếu, ở Trung kỳ thì
bình thường thôi, nhưng lại rất mạnh ở Nam kỳ. Nơi đây ảnh hưởng của
Hoà Hảo đang lên, của Cao Ðài đang bành trướng, thu hút một số rất đông
đảo quần chúng nông thôn ( Hoà Hảo) và tư sản trung lưu thành thị ( Cao
Ðài) nhất là miền Hậu giang và Tiền giang gọi là
“Lục Tỉnh “. Khuynh hướng chính trị thứ ba gồm đa số thanh niên trí thức
có tư tưởng quốc gia thuần tuý và mãnh liệt “ chống phát xít, chống thực
dân và chống cộng sản “. Phe này gồm một số cựu đảng viên VNQDÐ và
Thanh Niên Cách Mạng Ðồng Chí Hội, một số đông sinh viên Cao đẳng,
nhà văn, nhà báo.
Tuấn thuộc về thành phần này nhưng dưới chiêu bài “ chống phát xít và
không đảng phái ( anti – fasciste independent).
Bắt đầu từ 1938, ở Âu châu, Hitler tỏ ý định cương quyết xâm chiếm hải
cảng Dantzig, và Ba Lan, Tiệp Khắc. Toàn thể Âu châu và thế giới xôn xao
náo động. Ở xứ An nam nhỏ bé, thuộc địa của Pháp, các đảng phái cách
mạng cũng bắt đầu rục rịch hoạt động bí mật, hăng hái, để tuỳ cơ ứng biến.
Tình thế Âu châu rất bấp bênh. Riêng nước Pháp ở tầm mức liên hệ trực
tiếp vào chính sách bành trướng của Hitler, cho nên ở Ðông dương ( Bắc
kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Ai Lao, Cao Miên), riêng ở ba xứ “ An nam “ tình
hình cũng trở nên ngột ngạt như chờ đợi một cơn giông tố sắp sứa nổ bùng
ở vòm trời Ðông dương, mà không ai có thể dự đoán được hậu quả sẽ như
thế nào.
Tuấn, sau khi bị 6 tháng tù vì một loạt bài báo chống thực dân và chống
triều đình Huế, Tuấn lại viết sách chống chính sách bành trướng xâm lăng
của Nhật Bản. Bạn bè của Tuấn lo sợ tác phẩm chính trị này sẽ đem lại cho
Tuấn một số phận nguy hiểm. Nhưng Tuấn bảo :
- Ðại chiến sắp bùng nổ khắp cả thế giới. Rồi đây tất cả chúng ta chẳng
riêng ai, sẽ phải chịu một số phận nguy hiểm không thể lường trước được,
không thể tránh được. Người ta sẽ thấy cái gì người ta sẽ thấy. Chúng ta là
“ dân An nam “ chúng ta dù muốn dù không, cũng sẽ sống chết trên đất An
nam này, không biết trước được là dưới bàn tay của kẻ thù nào. Chúng ta