Tưởng Giới Thạch. Tất cả đều nể hoặc sợ Nhật Bản, kể cả người Pháp đang
làm chúa tể ở Ðông dương. Khinh Tàu, sợ Nhật, tin tưởng nơi Pháp, đó là
tâm lý chung của đại đa số người “ An nam “ từ Bắc tới Nam, nhất là giới
thượng lưu và trung lưu, trong mấy năm 1937, 38, 39,trước khi Ðệ Nhị
chiến tranh Thế giới bùng nổ ở Âu châu.
Ðứng trên lập trường cách mạng, các giới chính trị “ An nam “ chia làm hai
phe :
phe “chống phát xít “ và phe “ thân Nhật “, lúc bấy giờ thường gọi bằng
tiếng Pháp là
“Anti-fascistes” và "pro-japonais “. Ngoài ra còn phe thứ ba là “ chống phát
xít và chống cộng sản “.
Phe chống phát xít hầu hết là đảng viên cộng sản Ðệ Tam và Ðệ Tứ quốc
tế, từ Võ Nguyên Giáp, Ðặng Xuân Khu đến Huỳnh Văn Phương ở Hà Nội.
Từ Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai đến Tạ Thu Thâu ở Saigon.
Ða số đảng viên Tân Việt ở Huế, Ðào Duy Anh, Tạ Quang Bửu, cũng
chống phát xít hăng hái. Ở Huế, còn có Hải Triều, con trai của bà Ðạm
Phương, cũng là một tay lý thuyết gia chống phát xít dữ dội.
Do những khuynh hướng cách biệt nhau đó mà phe chống phát xít có nhiều
mâu thuẫn trầm trọng ở nội bộ.
Cộng sản Ðệ Tam ỷ lại và “lực lượng vô sản thế giới “ chống phát xít và
giải phóng dân tộc bị trị dưới quyền lãnh đạo của Staline. Cộng sản Ðệ Tứ
cũng ỷ vào “ lực lượng thợ thuyền cách mạng thế giới “ chống phát xít, giải
phóng dân tộc bị áp bức, dưới quyền lãnh đạo của Trotsky.
Ngoài ra, lập trường chống phát xít của đảng Tân Việt ( miền Trung) không
được rõ rệt lắm, đứng lưng chừng không ngã hẳn về bên nào.
Phe thân Nhật thì tin tưởng tích cực vào thế lực đang bành trướng của Nhật
Bản ở Ðông Nam Á. Phe này nương dựa vào các đảng Việt Nam Phục
Quốc ở Quảng Tây, Quảng Ðông và hy vọng Nhật Bản sẽ giải phóng Việt
Nam khỏi ách đô hộ Pháp.
Những người chủ trương thân Nhật của phe này là nhà học giả Trần Trọng
Kim, nhà báo cách mạng Vũ Đình Duy, nhà văn Nguyễn Tường Tam ở Hà
Nội, Tuần Vũ Ngô Đình Diệm và giám mục Ngô Đình Thục ở Huế, Nhà