bẩm lại với quan Pháp-lang-sa tha bớt thuế cho đồng bào.
Viên Tuần vũ dịch lại tiếng Tây cho công sứ Pháp nghe. Người ta không
biết quan An Nam dịch tiếng Tây có đúng hay không, nhung người thấy
viên Công Sứ truyền lịnh cho lính khố xanh bắn ào đám biểu tình.
Một loạt súng nổ. Một số người ngã lăn ra chết, máu chảy lai láng. Tất cả
những người còn sống đều hốt hoảng đứng dậy chạy tán loạn thoát ra ngoài
Cửa Tây, bỏ lại trên đường gần ba chục xác chết. Quan An Nam còn muốn
bảo lính đuổi theo bọn "đồng bào" và bắn nữa... bắn nữa... nhưng viên
Công Sứ Pháp khoát tay, không cho . Sau đó mấy hôm, các quan Huyện,
quan Phủ, được lính bắt đem nộp về tỉnh một số đông bào các ông Cử, ông
Tú, và các đồng bào có đầu tóc ngắn. Hầu hết đều bị ở tù tại nhà lao tỉnh.
Một số bị đày đi Côn Lôn. Một số đông khác nhờ vợ ở nhà bán ruộng đất
đem tiền ra chuộc tội và lo lót các quan được khỏi tù.
Sự thực, đây chỉ là một cuộc biểu tình "xin xâu" của những "đồng bào"
không có khí giới, không bạo động, nhưng quan An Nam gọi là "giặc đồng
bào" và trong sử do người Pháp viết cũng gọi là "Giặc cắt tóc" (Guerre des
Tondeux ).
Biến cố xẩy ra từ năm Mậu Thân, 1908, cách đấy đã 8 năm rồi. Nhưng đám
thanh niên Nho học kế tiếp từ 1910 đến 1918 vẫn còn ghê sợ chuyện "cắt
tóc bị tù" đến nổi họ vẫn không dám bắt chước bọn "học trò Nhà Nước" đã
hớt tóc "carré" theo kiểu Tây.
Trần anh Tuấn, mới hồi nào là thằng Chuột để một chỏm tóc trên đầu, ở
truồng cả ngày đi chơi rong ngoài dường phố, và sợ Ông Tây bà Đầm như
sợ cọp, mà nay đi học ở Huế và nghỉ hè, đem về một cái đầu tóc "cúp rẽ
giữa", "văn minh" quá, mới lạ quá, được bà con trong tỉnh trầm trồ ngắm
nghía...
Đám học trò của thầy Tú Phong, luôn luôn giữ đúng theo nề nếp nhà Nho,
và trung thành với Khổng giáo. Nhưng ông Tú cũng đã bị bắt và bị tù, nên
họ phải đi học một ông thầy khác, ông này nhát gan, không dám theo phe
"đồng bào" mà cũng không muốn theo phe Tây. Học trò của ông, những
thanh niên từ 11,1 2, đến 24, 25 tuổi -- thường đến chơi với Tuấn, và cứ chê
cái học của Tuấn không cao thâm như Khổng học. Nhưng, dù sao nghe