không gia đình mới thật sự hiểu được rằng không phải như vậy. Bạn bè có
thể tâm sự miên man và cùng nhau khóc lóc hả hê, nhưng vào những dịp lễ
hay những thời điểm khó khăn nhất, mọi người đều tìm đến gia đình của
mình còn Emma luôn bị bỏ rơi.
Một ngày nọ, Emma vùi đầu trên gối và khóc thút thít suốt cả tiếng đồng hồ
trị liệu. Cô vừa mua một cuốn sổ địa chỉ mới, khi đang điền thông tin liên
lạc của những người quen, cô đã phải ngừng tay và nhìn trân trối vào chỗ
trống dưới dòng “Trong trường hợp khẩn cấp, vui lòng gọi”. Cô gần như bị
kích động khi nhìn tôi và nói, “Ai sẽ xuất hiện nếu xe tôi bị thủng lốp? Ai
sẽ giúp tôi khi tôi bị ung thư?”
Tôi đã phải sử dụng mọi khả năng kiềm chế chuyên nghiệp nhất của mình
để không thốt ra, “Tôi sẽ đến!” Nhưng nói ra câu ấy sẽ chỉ giúp bản thân tôi
cảm thấy dễ chịu mà thôi. Thay vì vậy, tôi cho cô thấy sự quan tâm chân
thành của mình khi trả lời, “Chúng ta cần phải tìm một gia đình mới cho
cô.”
Ở những năm giữa độ tuổi 20, Emma đã hẹn hò với người đàn ông này
được gần 1 năm. Tôi biết rất nhiều về sự nghiệp của cô nhưng lại chẳng biết
nhiều về người này. Tôi thường được nghe những câu như, “mọi thứ vẫn
ổn”, “anh ấy vui tính”, “chúng tôi vui vẻ bên nhau.” Đối với một người phụ
nữ trẻ luôn cảm thấy đơn độc như Emma, mối quan hệ này có vẻ không
thoả đáng, hoặc ít nhất là nó đang bị mô tả một cách không thoả đáng, vì
vậy tôi yêu cầu cô kể thêm về nó.
Tôi được biết rằng bạn trai cô không thích nói nhiều. Anh ta xem tivi
thường xuyên và ghét làm việc. Anh ta hay ghen tuông và quát tháo cô. Tôi
không hề thích những gì nghe được về anh ta và tôi bảo với Emma rằng:
“Tại sao cô đầy tham vọng trong công việc nhưng lại thiếu tham vọng trong
các mối quan hệ đến vậy?”