DẪN LUẬN
Khi còn là thái tử Siddharta, bị vua cha nhốt trong một tòa lâu đài tráng lệ,
nhiều lần Thích Ca trốn đi dạo chơi bằng xe ngựa trong vùng. Trong lần dạo
chơi đầu tiên, thái tử gặp một người tàn tật, tóc bạc, răng rụng, da nhăn nheo,
cúi gập người trên một cây gậy, miệng lập cập, hai tay run rẩy. Chàng lấy làm
ngạc nhiên và người xà ích giải thích đó là một ông già. Thái tử liền thốt:
“Những kẻ hèn yếu và dốt nát, chuếnh choáng vì niềm kiêu hãnh của tuổi trẻ,
không thấy được tuổi già. Khốn khổ biết chừng nào! Hãy trở nhanh về nhà thôi.
Các trò chơi và niềm vui mà làm gì, vì ta là nơi ẩn náu của tuổi già mai sau”.
Qua một ông già Thích Ca nhận ra số phận của chính mình, sinh ra để cứu
vớt loài người, Thích Ca muốn chia sẻ hoàn toàn với số phận của họ. Và về
điểm này, Người khác họ: họ lẩn tránh những gì không làm họ vui lòng. Và đặc
biệt là tuổi già. Châu Mỹ đã loại trừ ra khỏi từ vựng của họ từ: người chết: mà
chỉ nói người khuất bóng thân yêu; cũng giống như vậy, họ tránh liên hệ tới
tuổi già. Ở nước Pháp ngày nay, đó là một đề tài cấm kỵ. Khi bắt buộc phải vi
phạm điều cấm kỵ ấy, tôi đã bị người ta la ó! Chấp nhận mình đã bước vào
ngưỡng cửa của tuổi già, tức là cho rằng nó rình rập tất cả mọi người phụ nữ,
rằng nó đã tóm cổ nhiều người. Với thái độ dễ thương hay giận dữ, nhiều người,
nhất là người già, không ngớt nhắc đi nhắc lại với tôi rằng làm gì có tuổi già!
Có những người không trẻ bằng những người khác, chỉ thế thôi! Đối với xã hội,
tuổi già xuất hiện như một điều bí ẩn đáng xấu hổ, mà nói tới là điều khiếm nhã.
Trong mọi lĩnh vực, văn học viết rất nhiều về phụ nữ, về trẻ em, về thiếu niên;
ngoài các công trình chuyên môn, người ta rất ít ám chỉ tới tuổi già. Một tác giả
băng hoạt hình đã phải làm lại cả một loạt tác phẩm vì trước đó ông ta đã đưa
vào trong số các nhân vật một cặp vợ chồng đáng tuổi làm ông làm bà: “Hãy
loại bỏ người già đi!” - người ta hạ lệnh cho ông ta
. Khi tôi nói mình viết một
cuốn tiểu luận về tuổi già, người ta thường thốt lên: “Sao lại kỳ thế!... Bà đâu
có già!... Đề tài ấy, ngán lắm...”
Chính vì lý do ấy mà tôi viết cuốn sách này: để phá tan sự đồng tình im lặng.
Theo Marcuse, xã hội tiêu thụ đem một ý thức tốt đẹp thay thế cho ý thức xấu xa
và bài xích mọi ý nghĩ tội phạm. Cần khuấy động sự yên ổn của nó. Đối với
người có tuổi, nó chẳng những là phạm tội, mà còn là một tội ác. Ẩn náu phía
sau các huyền thoại bành trướng và phong túc, nó cho người già là những kẻ