TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 5

khốn cùng. Ở Pháp, nơi tỷ lệ người già cao nhất thế giới - 12% dân số trên 65
tuổi - họ bị dồn vào cảnh khốn cùng, cô đơn, tàn tật, thất vọng. Ở Mỹ, số phận
của họ cũng không sung sướng hơn. Nhằm dung hòa sự man rợ này với thứ đạo
lý nhân văn chủ nghĩa mà họ thuyết giáo, giai cấp thống trị có cách đơn giản là
không xem họ là những con người; nếu nghe tiếng nói của họ, người ta bắt buộc
phải thừa nhận đó là một tiếng nói của con người; tôi sẽ buộc độc giả của mình
nghe tiếng nói ấy. Tôi sẽ miêu tả hoàn cảnh của họ và cách họ sống; tôi sẽ nói
những gì diễn ra thực sự trong đầu óc và trong con tim họ - những thứ bị dối
trá, huyền thoại và những lời sáo rỗng của nền văn hóa tư sản xuyên tạc.

Vả lại, thái độ của xã hội đối với họ mang tính chất đồng lõa sâu sắc. Nói

chung, xã hội không coi tuổi già là một lớp tuổi rõ rệt. Cuộc khủng hoảng về
tuổi dậy thì cho phép vạch ra giữa một thiếu niên và người trưởng thành một
đường ranh giới chỉ mang tính võ đoán trong những giới hạn chật hẹp; ở tuổi
18, 21, thanh niên được chấp nhận vào xã hội con người. Hầu như bao giờ xung
quanh sự thăng tiến ấy cũng có những “nghi thức chuyển giai đoạn”. Còn thời
điểm bắt đầu tuổi già thì không được xác định rõ rệt, nó thay đổi theo từng lúc,
từng nơi. Không ở đâu, người ta bắt gặp “nghi thức chuyển giai đoạn” thiết lập
một quy chế mới

[2]

, về chính trị, suốt đời, cá nhân giữ nguyên những quyền lợi

và nghĩa vụ giống nhau. Luật Dân sự không mảy may phân biệt giữa một cụ già
trăm tuổi và một người tuổi bốn mươi. Các nhà làm luật cho rằng ngoài những
trường hợp bệnh lý ra, trách nhiệm hình sự của người có tuổi cũng hoàn toàn
đầy đủ như của thanh niên

[3]

. Trong thực tiễn, người ta không coi họ là một lớp

người riêng, vả lại, họ cũng không muốn như vậy; có sách, báo, sân khấu,
những buổi truyền hình và truyền thanh dành cho trẻ em và thiêu niên: còn đối
với người già thì không

[4]

. Trên tất cả những bình diện này, người ta đồng hóa

họ với lớp người lớn tuổi trẻ hơn. Nhưng khi quyết định quy chế kinh tế của họ,
hình như người ta cho là họ thuộc một lớp người xa lạ: họ không có những nhu
cầu cũng như những tình cảm giống như những người khác, nếu chỉ cần ban cho
họ một chút bố thí khốn khổ là cảm thấy hết nợ đối với họ. Các nhà kinh tế học,
các nhà làm luật tin vào cái ảo ảnh thuận tiện ấy khi phàn nàn cái gánh nặng
những người không hoạt động gây nên cho những người hoạt động: như thể
những người này không phải là những người không hoạt động trong tương lai
và không bảo đảm chính ngày mai của mình trong lúc xây dựng việc nhận lấy
trách nhiệm đối với những người có tuổi. Còn các nhà hoạt động công đoàn thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.