TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 7

hoàng khi điểm giờ nghỉ hưu: thời hạn nghỉ hưu vốn đã được ấn định trước,
người đó biết thời hạn ấy, nhẽ ra họ phải chuẩn bị sẵn. Sự thật là sự hiểu biết ấy
vẫn xa lạ đối với họ cho tới giây phút cuối cùng - trừ phi nó thực sự mang tính
chất chính trị.

Đến ngày đó, và khi đã bước tới gần, thông thường, người ta thích tuổi già

hơn là cái chết. Tuy vậy, đứng cách xa, người ta xem xét cái chết sáng suốt hơn
cả. Cái chết nằm trong phạm vi những khả năng trực tiếp của chúng ta, uy hiếp
chúng ta ở mọi lứa tuổi; có lúc chúng ta suýt chết; thông thường, chúng ta sợ
chết. Con người ta không trở nên già nua trong chốc lát; ở tuổi thanh niên hay
lúc tráng niên, chúng ta không nghĩ là tuổi già tương lai đã tiềm ẩn trong con
người mình như Thích Ca: tuổi già ấy cách xa chúng ta tới mức khoảng cách ấy
lẫn lộn trước mắt mình với sự vĩnh hằng: tương lai đối với chúng ta như thể phi
hiện thực. Vả lại, cái chết không là gì cả; người ta có thể cảm thấy một nỗi bàng
hoàng siêu hình trước cái hư vô ấy, nhưng bằng một cách nào đó, nó làm người
ta yên lòng, nó không đặt thành vấn đề. “Ta sẽ không còn nữa”. : ta giữ hình
tích của mình trong sự tiêu vong ấy

[5]

. Ở tuổi 20, hay 40, tôi nghĩ mình già, tức

là nghĩ mình là người khác. Trong mọi sự biến đổi, đều có một cái gì đó khủng
khiếp. Ở tuổi ấu thơ, tôi bàng hoàng, và thậm chí kinh hoàng khi hiểu ra sẽ có
ngày mình sẽ trở thành người lớn. Nhưng ý muốn mình vẫn là bản thân mình,
thường được bù đắp ở buổi thiếu thời bởi những lợi thế của quy chế người
trưởng thành. Còn tuổi già thì xuất hiện như một nỗi bất hạnh: ngay cả ở những
người mà người ta cho là vẫn giữ được vẻ quắc thước, sự suy sụp về thể chất mà
tuổi già kéo theo cũng vẫn lồ lộ trước mắt. Vì ở loài người, sự đổi thay do năm
tháng là nổi bật nhất. Loài vật thì gầy đi, yếu đi, nhưng không biến đổi. Còn con
người thì có. Người ta se lòng khi nhìn thấy bên cạnh một thiếu phụ trẻ, phảng
phất trong gương hình ảnh chính mình những năm tháng sau này: tức là mẹ
mình. Theo Lévi-Strauss, người Da đỏ Namblikwara chỉ có một từ để nói “trẻ và
đẹp” và một từ để nói “già và xấu”. Trước hình ảnh người già gợi ý với chúng
ta về tương lai của mình, chúng ta không tin; một tiếng nói nội tâm thầm thì một
cách phi lý với chúng ta rằng điều đó sẽ không đến với mình: sẽ không còn là
chúng ta nữa khi điều đó xảy tới. Trước khi nó ập xuống chúng ta, tuổi già là cái
chỉ liên quan tới ngườl khác. Vì vậy, có thể hiểu vì sao xã hội có thể khiến chúng
ta không coi người già là đồng loại của mình.

Thôi, chúng ta đừng tự lừa dối mình nữa; ý nghĩa cuộc sống chúng ta nằm

trong tương lai đang đón đợi mình; chúng ta không biết mình là ai, nếu không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.