TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 8

muốn biết mình sẽ là người thế nào: chúng ta hãy tự nhận biết mình ở ông lão
kia, ở bà già nọ. Cần phải như vậy nếu chúng ta muốn đảm nhận thân phận con
người của mình một cách trọn vẹn. Chỉ có như vậy, chúng ta mới không còn
chấp nhận một cách thờ ơ nỗi bất hạnh của lứa tuổi cuối cùng, chúng ta sẽ cảm
thấy mình ở trong cuộc: và quả chúng ta ở trong cuộc. Nỗi bất hạnh ấy tố cáo
một cách vang dội chế độ bóc lột chúng ta đang sống. Người ta không thể tự
mình thỏa mãn nhu cầu của mình, bao giờ cũng bị coi là một gánh nặng. Nhưng
trong những tập thể có một sự bình đẳng nào đó - trong lòng một cộng đồng
nông thôn, ở một số dân tộc nguyên thủy - người đứng tuổi, tuy không muốn
biết, vẫn biết ngày mai thân phận của mình sẽ là thân phận mà ngày hôm nay
người đó quy cho người già. Đấy là ý nghĩa truyện cổ tích của Grim, được thuật
lại ở mọi miền thôn dã. Một gã nông dân bắt người cha già ăn riêng, trong một
cái máng gỗ nhỏ; hắn bất chợt thấy đứa con trai đang ghép những miếng ván.
Nó bảo ông bố: “Cho bố đấy, khi bố về già”. Thế là ông già lại ngồi vào bàn ăn
cùng cả nhà. Trước lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, các thành viên còn hoạt
động trong tập thể sáng tạo nên những sự thỏa hiệp. Tình trạng cấp bách của
nhu cầu buộc một số người nguyên thủy giết chết bố mẹ, dù về sau, có phải chịu
một số phận như thế. Trong những trường hợp ít căng thẳng hơn, sự phòng xa
và tình cảm gia đình chế ngự tính ích kỷ. Trong thế giới tư bản, lợi ích dài hơn
không còn tác dụng: những kẻ có đặc quyền và quyết định số phận của đám
đông không sợ phải nếm trải số phận ấy. Còn những tình cảm nhân văn chủ
nghĩa thì không bao giờ can thiệp tới, mặc dù những lời huyênh hoang dối trá.
Cơ sở của nền kinh tế là lợi nhuận; trên thực tiễn, toàn bộ nền văn minh phụ
thuộc vào nó: người ta chỉ quan tâm tới tập thể người trong một doanh nghiệp
trong chừng mực tập thể ấy có lợi. Sau đó, họ bị vứt bỏ. Tại một hội nghị gần
đây, tiến sĩ Leach, nhà nhân chủng học ở Cambritgiơ tuyên bố: “Trong một thế
giới đang chuyển động, trong đó máy móc có những cuộc đời rất ngắn ngủi, con
người không nên phục vụ quá lâu. Tất cả những gì vượt qua 55 năm tuổi đều
phải loại bỏ”

[6]

.

Cái từ “đồ bỏ đi” nói đúng điều nó muốn nói. Người ta kể lể với chúng ta

rằng nghỉ hưu là thời gian của tự do và giải trí; có những nhà thơ ca ngợi “lạc
thú nghỉ ngơi”. Đó là những lời dối trá vô liêm sỉ. Xã hội áp đặt cho số đông
người già mức sống khốn khổ tới mức từ ngữ “già nua và đói nghèo” trở thành
hầu như một từ thừa (pléonasme); ngược lại, số đông người bần cùng là người
già. Nhàn rỗi không mở ra cho người nghỉ hưu những khả năng mới; vào lúc cá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.