không nhầm lẫn: khi đưa ra những đòi hòi, bao giờ họ cũng coi trọng vấn đề
hưu trí.
Những người già không tạo nên một lực lượng kinh tế nào thì không có cách
gì để đòi hỏi quyền lợi của mình: lợi ích của những kẻ bóc lột, là tiêu diệt tình
đoàn kết giữa người lao động và người không sản xuất, sao cho không một ai
bênh vực những người này. Những huyền thoại và lời sáo rỗng theo tư duy tư
sản tìm cách chỉ ra một con người khác trong người già. “Chính với những
thiếu niên sống khá nhiều năm mà cuộc đời tạo nên lớp người già” - Proust
từng nhận định như vậy - họ giữ lại những nết tốt và những tật xấu của con
người trong họ. Điều đó, dư luận không muốn biết tới. Nếu biểu thị những ham
muốn, những tình cảm, những đòi hỏi giống như những người trẻ tuổi, thì người
già làm người ta công phẫn; ở họ, tình yêu nam nữ, lòng ghen tuông hình như là
bỉ ổi hay lố bịch, còn tình dục thì đáng ghê tởm và bạo lực thì chẳng có nghĩa lý
gì. Họ phải là tấm gương về mọi đức tính. Trước hết, người ta đòi hỏi ở họ sự
thanh thản; người ta khẳng định họ có lòng thanh thản ấy, nên cho phép người
ta không quan tâm tới nỗi bất hạnh của họ. Cái hình ảnh người ta tô vẽ về họ là
hình ảnh một nhà Hiền triết trong ánh hào quang của một mái tóc bạc trắng,
giàu kinh nghiệm và khả kính, vượt lên rất xa thân phận con người; nếu rời khỏi
hình ảnh ấy, là họ rơi xuống phía dưới; cái hình ảnh đối lập với hình ảnh trên
đây, là hình ảnh một lão già điên lẩm cẩm, lố lăng, bị trẻ em chế giễu. Dẫu sao,
do đức độ hay do sự đê tiện của họ, họ ở ngoài nhân loại. Vì vậy, người ta có thể
không ngại ngần khước từ đối với họ những gì tối thiểu được coi là cần thiết cho
một cuộc sống con người.
Người ta đẩy xa sự loại thải này tới mức làm cho nó quay trở lại chống chính
bản thân mình; người ta sẽ không công nhận bản thân mình trong hình ảnh ông
già mà chính mình là ông già đó. Proust nhận xét một cách xác đáng: “Trong
mọi hiện thực, (tuổi già) có lẽ là hiện thực mà chúng ta giữ lại một khái niệm
thuần túy trừu tượng lâu bền nhất trong đời”. Tất thảy mọi người đều khả tử: họ
nghĩ tới điều đó. Nhiều người trong số họ trở thành người già: hầu như không
một ai hình dung trước sự biến đổi ấy. Người ta không chờ đón, không dự kiến
một cái gì khác ngoài tuổi già. Khi được hỏi về tương lai của họ, thanh niên,
nhất là nữ thanh niên, cho đời mình kéo dài nhiều nhất đến tuổi 60. Một số cô
gái bảo: “Em không chờ đến ngày ấy, em sẽ ra đi trước đó”. Và thậm chí, một
vài cô nói: “Em sẽ tự sát trước ngày ấy”. Người trưởng thành hành động như
thế không bao giờ phải trở thành người già. Thông thường, người lao động kinh