Vấn đề tuổi già được đặt ra rất khác nhau tùy theo các nước cộng hòa.
Ở các nước cộng hòa nông nghiệp, nền văn minh trưởng lão được duy trì;
nam giới thống trị nữ giới, người già thống trị tầng lớp thanh niên. Người ta
sùng bái thực sự tuổi già. Các thế hệ khác nhau cũng sống chung dưới một
mái nhà. Ở Xlôvêni và ở Crôaxi, được đặt ra vấn để nhà ở. Ở Xlôvêni, có
42 ngôi nhà với 3.000 chỗ, cho người già. Và có 300 trung tâm vui chơi, về
phương diện này, tình hình ở Belgrade thật tồi tệ. Một bài báo ngày 14
tháng tư 1968 nhấn mạnh chỉ có 500 chỗ cho người già trong nhà dưỡng
lão. “Sống già ở Belgrade thật khó khăn. Người ta xây nhiều căn hộ một
hay hai buồng; nhưng người già khó có thể được ở. Nói chung, không có
chỗ cho họ...”
Trên đại thể, người ta cho cuộc sống của người già tuy mỹ mãn về vật
chất, nhưng không tốt đẹp về mặt tâm lý và tinh thần. Nhiều người sức
khỏe kém, từng phải chịu đựng chiến tranh, tù đày, trại tập trung. Vấn đề
những người du kích ngày trước, đặc biệt không được giải quyết tốt.
Trong số họ, có 50.000 cựu sĩ quan, 8091 trong số họ sống ở nông
thôn và vì tham gia kháng chiến, họ không có hoàn cảnh học văn hóa hay
học nghề: vì vậy, không có tay nghề. Họ từng được sử dụng trong bộ máy
hành chính, nhưng giờ đây, một thế hệ lành nghề hơn nhiều thay thế họ, và
người ta không cần tới họ nữa. Họ bực tức và đòi hỏi. Tôi được nghe kể về
một sĩ quan về hưu lúc 42 tuổi, bà vợ làm việc trong một hiệu sách và ông
ta lo công việc gia đình. Người ta cũng có kể với tôi về một ông đại tá 48
tuổi, vốn là du kích từ 1941 (trong số này, 9 người trên 10 đã bị giết) và có
bốn con; ông ta gác cổng trong một nhà máy mà giám đốc là một tay bảo
hoàng cũ: ông bắt buộc phải kính cẩn chào hắn. Những người thuộc lớp này
trở thành kẻ thù của chủ nghĩa xã hội. Thậm chí trong những trường hợp
không tới mức cực đoan như vậy, cũng vẫn là một sự tước đoạt: Đảng là tất
cả, cá nhân là không gì hết. Nhiều người không chịu tuân theo kỷ luật của
Đáng: họ không còn là gì nữa hết. Họ mất hết mọi lẽ sống.