giường bệnh cao nhất châu Âu, nhưng vẫn cực kỳ không đủ.
Vấn đề nhà ở được đặt ra cho mọi người một cách thảm kịch; các cặp
vợ chồng trẻ ở nhà bố mẹ, và đôi khi, vợ hay chồng ở với gia đình mình.
Thông thường ba thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, và hệ quả
không mấy tốt đẹp.
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, nội trợ, không tốt. Khi người già
bị ốm đau, tàn phế, và bị con cái bận làm việc bỏ rơi, thì không có ai chăm
sóc.
Tình trạng này − mà người lớn chấp nhận − chính tầng lớp trẻ cho là
đáng phẫn nộ. Từ tháng giêng 1968 − ngày mở ra “con đường mới” − họ
phản đối khắp cả nước và tạo nên một không khí quan tâm sôi nổi đối với
tuổi già. Các tổ chức địa phương, cho tới lúc bấy giờ không được chú ý, bắt
đầu phát triển. Người ta quan tâm nhiều hơn tới người già. Người ta tổ chức
những nhà ăn, nơi người già có thể dùng bữa. Có những câu lạc bộ tổ chức
các trò giải trí cho họ. Nhà hát, rạp chiếu bóng tổ chức những buổi diễn,
buổi chiếu với giá vé thấp. Nhờ sự phản kháng của giới trẻ xã hội nhận
thức về tính chất nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách giải quyết nó.
***
Đáng chú ý là trường hợp Nam Tư, vì từ một nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa, chuyển từ 1960 sang một vị trí ngày một lớn hơn cho lợi nhuận: đời
sống người già chịu ảnh hưởng tình hình ấy.
Xã hội Nam Tư nhận thức sâu sắc về những vấn đề của tuổi già; thảo
luận nhiều về những vấn đề ấy và có những biện pháp bảo vệ tuổi già. Cho
tới ngày 1 tháng giêng 1965, điều kiện để hưởng lương hưu trọn vẹn, đối
với nam giới, là 55 tuổi đời và 35 năm làm việc, đối với phụ nữ là 50 năm
tuổi đời và 30 năm làm việc, về nguyên tắc, theo luật, họ được hưởng 7291
tiền lương trung bình (nhưng ở Xlovêni, họ chỉ lĩnh 62%). Đối với quân du
kích, thời gian trải qua chiến tranh được tính gấp đôi khi tính số năm công
tác. Những người chiến đấu từ 1941 được hưởng lương hưu bằng mức
lương cuối cùng. Bảng lương hưu không rộng, vì bảng tiền lương − chính