Một số lớp người già có thể được đưa vào “Trung tâm Người già”
trong đó, họ được hưởng chế độ ăn, ở và trợ cấp y tế. Điều kiện tham gia
tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình và tình hình sức khỏe (ưu tiên dành cho
những người bị tật nguyền). Việc lựa chọn, cực kỳ chặt chẽ, là do tình hình
thiếu giường nằm; thông thường, lý do thuộc phạm vi chính trị. Tệ thiên vị
hoành hành. Mặt khác, những người già được đưa vào Viện Lão khoa dưới
sự lãnh đạo của nữ bác sĩ Aslan rất nổi tiếng, cũng thuộc một lớp người ưu
tú.
Nếu được xem xét dưới góc độ đạo đức học, thì vấn đề người già càng
tế nhị hơn. Những bài học về cách mạng xã hội, những khẩu hiệu đấu tranh
và hành động của một xã hội đang trên đường hình thành (“những cái gì cũ
phải biến đi, những cái gì mới phải giành lấy vị trí của mình”) đã có những
ảnh hưởng quan trọng tới mối quan hệ giữa các thế hệ. Do vậy, người già bị
xem xét với thái độ ngờ vực và thường bị đánh giá là không còn lợi ích cho
cuộc cách mạng đang diễn ra trong nước.
Những người được hưởng trợ cấp của Nhà nước.
Sau hai mươi lăm năm hoạt động trong một tổ chức Nhà nước, khi
nghỉ hưu, những người này ở trong một hoàn cảnh tốt hơn rõ rệt: lương hưu
suýt soát mức lương cuối cùng ngày trước.
Tuy nhiên, lớp người được ưu đãi nhất là các cán bộ chính trị: cơ quan
an ninh và cả quân nhân nữa, chẳng hạn. Họ được nghỉ hưu sớm hơn những
người khác (tuổi quy định cho mọi đối tượng: 60 đối với nam, 55 đối với
nữ); nhưng vừa lĩnh lương hưu (rất cao), họ vừa có thể đảm nhận những
công việc mới và lĩnh vừa lương mới vừa lương hưu cũ.
***
Ở Tiệp Khắc, dân cư già đi. Trước đây ba mươi năm chỉ có 10% dân
số tuổi trên 60; ngày nay, là 17%. Tuy nhiên, số dân ở tuổi lao động giảm
sút vì thời hạn học tập kéo dài. Tuổi hưu quy định là 60 cho nam giới và
đòi hỏi hai mươi lăm năm lao động; nếu số năm nhiều hơn, thì lương hưu
được tăng thêm. Nó chiếm 50% lương hưu trong năm hay mười năm sau