Hàng niên kỷ dằng dặc để đi hết thiên hà cũng không làm nản lòng những sinh vật bất tử.
– SIR MARTIN REES, NHÀ THIÊN VĂN HỌC HOÀNG GIA ANH
10.
SỰ BẤT TỬ
B
ộ phim The Age of Adaline (Sắc đẹp vĩnh cửu) kể về một người phụ nữ sinh
năm 1908 tên là Adaline, bị kẹt trong bão tuyết và lạnh cóng tới chết. May thay,
một tia sét lạ lùng đánh xuống khiến cô sống lại. Sự kiện kỳ dị này đã làm thay
đổi ADN của cô và thật bí ẩn, cô không còn bị lão hóa nữa.
Kết quả là Adaline mãi mãi tươi trẻ trong khi bạn bè và người thân yêu dần già
đi. Đương nhiên, những nghi ngờ và đồn đại bắt đầu xuất hiện, cô buộc phải rời
bỏ nơi mình đang sống. Thay vì tận hưởng tuổi thanh xuân bất tận, cô sống tách
biệt với xã hội và hiếm khi trò chuyện với mọi người. Sự bất tử, thay vì là món
quà, lại thành lời nguyền với cô.
Cuối cùng, cô gặp tai nạn ô tô và gần như đã chết. Trên xe cứu thương, sốc điện
bằng máy khử rung tim không chỉ cứu sống cô mà còn đảo ngược tác động gen
do tia sét gây ra, và cô trở lại là người bình thường. Không hề than khóc vì mất đi
sự bất tử, cô vui mừng khi nhìn thấy sợi tóc bạc đầu tiên.
Trong khi rốt cuộc Adaline đã từ bỏ sự bất tử thì khoa học lại đi theo hướng
ngược lại, tiến những bước dài trong hiểu biết về quá trình lão hóa. Các nhà khoa
học thám hiểm không gian rất quan tâm đến chủ đề lão hóa, bởi khoảng cách giữa
các vì sao thường lớn đến mức cần đến hàng thế kỷ để tàu vũ trụ hoàn thành được
hành trình.
Vậy nên, quá trình đóng tàu, sống sót trên hành trình rồi định cư ở các hành tinh
xa xôi có lẽ phải cần đến vài thế hệ đời người. Để sống sót trên hành trình này, ta
phải chế tạo tàu liên sao đa thế hệ, đưa phi hành gia và nhóm người tiên phong
vào trạng thái “tạm ngừng sự sống”, hoặc kéo dài tuổi thọ của họ.