TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI - Trang 219

dạng khiếm thính giờ đã có lựa chọn sử dụng phương pháp cấy ốc tai điện tử.
Đây là thiết bị rất độc đáo, có khả năng biến sóng âm thanh đưa đến tai thành tín
hiệu điện tử để có thể truyền qua dây thần kinh thính giác và tới não. Đến nay đã
có khoảng nửa triệu người lựa chọn cấy các cảm biến này vào tai.

Với một số người khiếm thị, võng mạc nhân tạo sẽ giúp phục hồi một phần thị
giác giới hạn. Thiết bị này sẽ được đặt ở một máy quay bên ngoài hoặc đặt trực
tiếp lên trên võng mạc thật. Nó sẽ chuyển hình ảnh thành xung điện, rồi não bộ
lại biến xung điện thành hình ảnh.

Ví dụ, hệ thống Argus II có một máy quay video cực nhỏ gắn trên mắt kính bệnh
nhân. Hình ảnh từ máy quay truyền về võng mạc nhân tạo, thiết bị này chuyển
các tín hiệu về dây thần kinh thị giác. Hình ảnh cuối cùng có độ phân giải khoảng
60 pixel, còn một phiên bản mới đang được thử nghiệm thì đạt độ phân giải 240
pixel. (Nhưng mắt người có khả năng nhìn tương đương một triệu pixel, đồng
thời cần ít nhất 600 pixel để nhận ra những gương mặt, vật thể quen thuộc.) Một
công ty Đức hiện đang thử nghiệm võng mạc nhân tạo 1.500 pixel, nếu thành
công, nó sẽ giúp người suy giảm thị lực có thể nhìn gần như bình thường.

Những người khiếm thị đã thử dùng võng mạc nhân tạo đều mừng rỡ vì có thể
nhìn thấy màu sắc và hình dạng mờ mờ. Chỉ là vấn đề thời gian để ta có được loại
võng mạc nhân tạo với thị lực ngang mắt người. Thậm chí, trong tương lai, thiết
bị này có khi còn thấy được cả những “màu sắc” mà mắt thường không nhìn thấy.
Chẳng hạn, người ta hay bị bỏng trong bếp vì nồi nóng trông giống hệt nồi nguội
mà mắt ta lại không thể nhìn thấy bức xạ nhiệt hồng ngoại. Nhưng võng mạc
nhân tạo và các loại kính có thể được thiết kế để dễ dàng phát hiện loại bức xạ
này, như loại kính nhìn ban đêm dùng trong quân đội. Vậy là, với giác mạc nhân
tạo, con người có thể nhìn thấy bức xạ nhiệt và cả các dạng bức xạ vô hình khác.
Khả năng siêu thị lực này sẽ là vô giá ở những hành tinh khác. Điều kiện sống
trên các hành tinh xa xôi sẽ khác hẳn Trái Đất. Khí quyển có thể âm u, mù mịt
hay tối tăm vì chứa đầy bụi và tạp chất. Võng mạc nhân tạo “nhìn” qua được bão
cát Sao Hỏa có thể trở nên khả thi nhờ có thiết bị dò tìm nhiệt hồng ngoại, ở
những vệ tinh xa, nơi ánh sáng Mặt Trời gần như không chiếu đến, võng mạc
nhân tạo sẽ gia tăng cường độ lượng ánh sáng được phản chiếu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.