có siêu năng lực như trong truyện tranh. Nhưng rất nhiều cảnh tượng trong tiểu
thuyết có thể đã diễn ra ngay trên Trái Đất hiện tại. Nhìn lại bộ ba tiểu thuyết ấn
tượng ấy, tôi thấy có thể đó chính là nguyên tắc người thượng cổ. Tôi hình dung
trong tương lai, con người sẽ được lựa chọn gắn lên mình các thiết bị, bộ phận
cấy ghép và phụ tùng để có siêu năng lực và những khả năng mạnh mẽ, nhưng rốt
cục, họ sẽ tháo bỏ gần hết chúng và tương tác với xã hội như cách thông thường.
Hoặc nếu biến đổi bản thân vĩnh viễn thì họ sẽ chọn làm theo cách nào đưa họ lên
được vị thế cao hơn trong xã hội.
QUYỀN QUYẾT ĐỊNH NĂM TRONG TAY AI?
Khi Louise Brown, em bé đầu tiên được sinh bằng phương pháp thụ tinh trong
ống nghiệm chào đời năm 1978, công nghệ giúp thực hiện điều này đã bị nhiều
giáo sĩ và nhà báo lên án, bởi họ nghĩ những người kia đang cả gan làm công việc
của Chúa. Hiện tại, có hơn năm triệu em bé sinh ra từ ống nghiệm trên thế giới;
vợ, chồng hoặc bạn thân của bạn có thể chính là một trong số đó.
Người ta đã quyết định ủng hộ phương pháp này, bất chấp những chỉ trích mạnh
mẽ.
Tương tự, khi cừu Dolly, con vật nhân bản đầu tiên ra đời năm 1996, rất nhiều ý
kiến lên án công nghệ này là vô đạo đức, thậm chí báng bổ Chúa. Hiện tại, nhân
bản vô tính đã được chấp nhận rộng rãi. Tôi hỏi chuyên gia công nghệ sinh học
Robert Lanza rằng khi nào ta mới nhân bản được người. Ông chỉ ra rằng tới động
vật linh trưởng cũng chưa ai nhân bản được, chứ chưa nói đến nhân bản người.
Nhưng ông nghĩ rồi ngày đó sẽ đến. Và kể cả khi thực hiện được nhân bản người,
cũng chỉ có số ít quyết định nhân bản chính mình. (Nhiều khả năng đó là những
người giàu có không có con hoặc có con nhưng họ không quan tâm. Họ nhân bản
chính mình để tiếp tục hưởng thụ sự giàu có.)
Nhiều người còn chỉ trích “những đứa bé theo thiết kế”, tức những đứa con được
cha mẹ biến đổi gen. Nhưng ngày nay, việc tạo một lúc vài phôi trong ống
nghiệm, sau đó loại bỏ phôi có khả năng mắc bệnh chết người (như bệnh Tay-