MỞ ĐẦU
V
ào một ngày cách đây khoảng 75.000 năm, nhân loại suýt nữa đã tuyệt
chủng.
Một đợt phun trào núi lửa dữ dội tại Indonesia thổi tung tro bụi, khói và đất đá
thành tấm màn khổng lồ bao phủ hàng ngàn dặm. Trận phun trào núi lửa Toba
mạnh đến mức nó được xếp hạng dữ dội nhất trong suốt 25 triệu năm qua.
Khoảng 2.792 km
3
đất đã bắn vào không trung. Nhiều khu vực rộng lớn thuộc
Malaysia và Ấn Độ ngày nay bị chôn vùi dưới lớp tro núi lửa dày tới chín mét.
Khói độc và bụi lan sang tận châu Phi, đi đến đâu gây chết chóc, tàn phá đến đó.
Hãy thử tưởng tượng khung cảnh hỗn loạn do biến cố khủng khiếp đó gây ra. Tổ
tiên chúng ta hẳn đã rất khiếp sợ trước sức nóng như thiêu và những đám mây tro
núi lửa màu xám che phủ Mặt Trời. Nhiều người bị ngạt thở, nhiễm độc do lớp
bụi tro quá dày. Rồi nhiệt độ giảm mạnh, “mùa đông núi lửa” tràn tới. Nhìn đâu
cũng chỉ thấy động thực vật chết rũ, quang cảnh thê lương, hoang tàn. Con người
và các loài thú phải đào bới mặt đất tan hoang để lấy từng mẩu nhỏ thức ăn, và
phần lớn loài người đã chết vì đói. Cả địa cầu như đang chết dần chết mòn.
Những người sống sót ít ỏi chỉ có duy nhất một mục tiêu: chạy càng xa càng tốt
khỏi lưỡi hái tử thần đang càn quét khắp nơi.
Dấu tích rõ ràng của thảm họa đó có lẽ vẫn có thể tìm thấy trong máu chúng ta
ngày nay.
Các nhà di truyền học đã khám phá ra một điều lạ lùng: hai cá thể người bất kỳ
đều có ADN gần như đồng nhất. Trong khi đó, sự khác biệt trong gen của hai cá
thể tinh tinh bất kỳ còn nhiều hơn toàn nhân loại cộng lại. Về mặt toán học, một
giả thuyết để giải thích hiện tượng đó cho rằng: tại thời điểm núi lửa phun trào,
đa số con người bị tiêu diệt, chỉ còn khoảng 2.000 cá thể còn sống. Đáng ngạc
nhiên là nhóm người bẩn thỉu, rách rưới đó sẽ trở thành những vị tổ tiên Adam và