TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI - Trang 99

Sao Kim và Trái Đất có kích thước gần bằng nhau. Chúng là hai thiên thể sinh
đôi và đáng nhẽ lịch sử tiến hóa của chúng phải tương đồng. Các nhà văn khoa
học viễn tưởng từng hình dung Sao Kim là một thế giới xanh tươi, nơi nghỉ
dưỡng hoàn hảo cho các phi hành gia sau khi làm việc mỏi mệt. Thập niên 1930,
Edgar Rice Burroughs giới thiệu một tên cướp liên hành tinh mới, Carson Napier,
trong cuốn Pirates of Venus (Kẻ cướp Sao Kim). Ông miêu tả Sao Kim như một
khu rừng rậm kỳ thú, đầy phiêu lưu mạo hiểm. Nhưng ngày nay, các nhà khoa
học nhận ra Sao Kim và Sao Hỏa không hề giống Trái Đất. Có điều gì đó đã xảy
ra cách đây hàng tỷ năm, đẩy chúng đi theo những con đường khác nhau.

Năm 1961, giữa lúc quan niệm lãng mạn về chốn địa đàng Sao Kim vẫn còn
thống trị trong tư tưởng công chúng, Carl Sagan đưa ra một giả thuyết gây tranh
cãi rằng hành tinh này bị quá tải khí nhà kính nên có nhiệt độ cực kỳ cao. Theo lý
thuyết mới mẻ và chấn động của ông, khí cacbonic chỉ cho phép ánh sáng Mặt
Trời di chuyển một chiều. Ánh sáng dễ dàng đi xuyên qua lớp khí cacbonic trong
khí quyển Sao Kim bởi khí này trong suốt. Nhưng khi ánh sáng đi tới mặt đất, nó
sẽ chuyển hóa thành hơi nóng hoặc bức xạ hồng ngoại, không dễ dàng thoát khỏi
khí quyển nữa. Bức xạ bị giữ lại, tương tự như nhà kính giữ lại hơi nóng trong
mùa đông hoặc nhiệt độ ô tô tăng cao trong mùa hè. Quá trình này xảy ra trên
Trái Đất, nhưng trên Sao Kim tốc độ của nó còn tăng nhanh hơn do hành tinh này
nằm gần Mặt Trời hơn rất nhiều, kết quả là hiệu ứng nhà kính diễn ra dữ dội hơn.

Tuyên bố của Sagan được chứng minh là chính xác khi vào năm sau đó, tàu thăm
dò Marine 2 bay ngang Sao Kim và phát hiện sự thật gây sốc: nhiệt độ nơi đây
nóng rực, lên đến gần 500°C, đủ nung chảy thiếc, chì và kẽm. Hóa ra, Sao Kim
không phải thiên đường nhiệt đới, mà là địa ngục nóng như lò luyện kim. Những
ảnh chụp sau đó khẳng định tin xấu trên là đúng. Khi mưa xuống, tình hình cũng
không khá hơn vì mưa chứa toàn axit sulfuric ăn da. Do ở các nước phương Tây,
Sao Kim được đặt tên theo nữ thần tình yêu và sắc đẹp Venus trong thần thoại Hy
Lạp, nên thật mỉa mai khi axit sulfuric, có độ phản chiếu cao, lại chính là nguyên
nhân khiến Sao Kim sáng nhất trên bầu trời đêm.

Thêm nữa, áp suất khí quyển Sao Kim cao gấp gần 100 lần Trái Đất. Hiệu ứng
nhà kính chính là nguyên nhân. Ở Trái Đất, phần lớn khí cacbonic đi theo vòng
tuần hoàn, được đại dương và đá hấp thụ. Nhưng ở Sao Kim, nhiệt độ cao đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.