Không nuốt như lợn nữa
Gà trống mà ấp, nghịch phép nước, cắt tiết!
Có dao mổ trâu đây!
Nay hịch!
1 . Vương Bột (649 - 676) tự Tử An, người Thái Nguyên, sáu tuổi đã nổi
tiếng hay thơ. Được nhiều người biết là bài "Đằng Vương các tự", để lại
một tập thơ 16 tập. Sang thăm bố làm quan ở Giao Châu (tức Việt Nam ta),
bị đắm thuyền mà chết. (Từ điển tác giả)
2 Sao Liễu trong nhị thập bát tú, quy tụ nhiều khí dương, biểu thị sức mạnh
nên được lấy để so sánh với tính hiếu thắng của gà.
3 Quẻ Trung phu có câu: "Hàn âm đăng vu thiên", và quẻ Tốn trong kinh
Dịch, đều chỉ con gà.
4 sách “U minh lục" có kể đời Tấn, thứ sử Duyên Châu là Tống Xử Tông,
mua được một con gà gáy rất hay, nuôi trong lồng, đặt trước cửa sổ. Tự
nhiên con gà biết nói. Người và gà cùng trò chuyện. Xử Tông nhờ đó hiểu
biết thêm nhiều, ra giúp vua; làm nên sự nghiệp hiển hách.
5 xem chú thích hồi thứ 25.
6 các Vua đều đặt lính canh đêm, đánh trống mõ cầm canh như gà gáy, đội
mũ hình mào gà.
7 Tử Lộ là học trò của Khổng Tử, được Khổng Tử khen là dũng.
8 Đông Chu liệt quốc: Mạnh Thường Quân trốn sang Tần, cửa ải Hàm Cốc
còn tối vẫn đóng, tay chân của Thường Quân gia làm tiếng gà gáy, gà xung
quanh gáy theo, lính canh nghĩ trời sáng, mở cửa cho Thường Quân trốn
thoát.
9 Khổng Tử cùng học trò qua đất Tề, nghe gà gáy ran, biết là dân tình ở đây
trù phú.
10 Dân gian thường lấy xôi gà cúng, xem chân gà để đoán may rủi.
11 Theo "Bắc Tề sử". Vua mới lên ngôi, xuống chiếu đại xá thiên hạ, trong
một cây tre cao ở ngay cửa thành, buộc trên một con gà trống vàng, dưới
treo bảng đại xá cho thiên hạ biết. Với ý rằng sao Thiên Khê nhấp nháy báo
hiệu tội phạm được tha. Các đời vua sau bắt chước thế.
12 Sách “luận hành": Hoài Nam vương Lưu An luyện được thuốc tiên, cả